Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm

Trên ếch, dưới cá là cách thức nuôi kết hợp độc đáo của ông Sơn. Thức ăn rơi vãi, chất thải của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá, góp phần giảm chi phí thức ăn, hạn chế ô nhiễm ao nuôi.
Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá của gia đình ông Nguyễn Hải Sơn.
Trước đó, ông Sơn đi tham quan thực tế ở một số mô hình nuôi kết hợp ếch với cá tại tỉnh bạn. Nhận thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của gia đình, tháng 5-2014.
Được một Công ty ở Sóc Sơn chấp thuận cung ứng giống và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ông dành diện tích mặt nước khoảng 10 m2 chia thành 3 ô chuồng, đầu tư đóng cọc thành bè để nuôi ếch và quây lưới xung quanh. Sau 3 tháng, lứa ếch đầu tiên thu hoạch được hơn 1 tấn, bán với giá 45 nghìn đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi hơn 20 triệu đồng. Năm nay, ông tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, thu hoạch hơn 2 tấn; khoảng 1 vạn con lứa kế tiếp sẽ được xuất bán sau 1 tháng nữa.
Ông Sơn cho biết, trong quá trình nuôi, yếu tố quan trọng nhất là tránh được những trận mưa axit cho ếch và cá không bị ô nhiễm bởi chất thải của ếch. Để vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, sau mỗi đợt thu hoạch phải khử trùng lồng bè, ao bằng chế phẩm sinh học. Qua thực tế chăn nuôi, ông nhận thấy ếch thích nghi với môi trường ở địa phương; tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt hơn 90%, ít bị bệnh, 3-4 con/kg.
Để tiện cho việc chăm sóc, trong khi nuôi cần tách các loại ếch lớn, nhỏ thành từng ô riêng để tránh sự cạnh tranh thức ăn dẫn đến tình trạng chậm lớn.
Ngoài ra, căng bạt hoặc lưới che chắn lồng cẩn thận để khắc phục yếu tố bất lợi như nhiệt độ thay đổi, mưa nhiều. Nhờ mô hình kết hợp này, mỗi năm ông Sơn thu lãi gần 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.

Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.