Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm

Trên ếch, dưới cá là cách thức nuôi kết hợp độc đáo của ông Sơn. Thức ăn rơi vãi, chất thải của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá, góp phần giảm chi phí thức ăn, hạn chế ô nhiễm ao nuôi.
Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá của gia đình ông Nguyễn Hải Sơn.
Trước đó, ông Sơn đi tham quan thực tế ở một số mô hình nuôi kết hợp ếch với cá tại tỉnh bạn. Nhận thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của gia đình, tháng 5-2014.
Được một Công ty ở Sóc Sơn chấp thuận cung ứng giống và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ông dành diện tích mặt nước khoảng 10 m2 chia thành 3 ô chuồng, đầu tư đóng cọc thành bè để nuôi ếch và quây lưới xung quanh. Sau 3 tháng, lứa ếch đầu tiên thu hoạch được hơn 1 tấn, bán với giá 45 nghìn đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi hơn 20 triệu đồng. Năm nay, ông tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, thu hoạch hơn 2 tấn; khoảng 1 vạn con lứa kế tiếp sẽ được xuất bán sau 1 tháng nữa.
Ông Sơn cho biết, trong quá trình nuôi, yếu tố quan trọng nhất là tránh được những trận mưa axit cho ếch và cá không bị ô nhiễm bởi chất thải của ếch. Để vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, sau mỗi đợt thu hoạch phải khử trùng lồng bè, ao bằng chế phẩm sinh học. Qua thực tế chăn nuôi, ông nhận thấy ếch thích nghi với môi trường ở địa phương; tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt hơn 90%, ít bị bệnh, 3-4 con/kg.
Để tiện cho việc chăm sóc, trong khi nuôi cần tách các loại ếch lớn, nhỏ thành từng ô riêng để tránh sự cạnh tranh thức ăn dẫn đến tình trạng chậm lớn.
Ngoài ra, căng bạt hoặc lưới che chắn lồng cẩn thận để khắc phục yếu tố bất lợi như nhiệt độ thay đổi, mưa nhiều. Nhờ mô hình kết hợp này, mỗi năm ông Sơn thu lãi gần 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.

Mặc dù lịch thời vụ đã qua hơn 1 tháng, nhưng hầu hết hồ nuôi tôm ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đang bị “bỏ giá”.

Từng mang tên “dòng kênh đen” do ô nhiễm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay đã hồi sinh và trở thành điểm nuôi trồng thủy sản của TP HCM. Sáng ngày (24/4), TP HCM đã thả hơn 450.000 con cá giống tương đương hơn 10 tấn, trị giá gần 500 triệu đồng xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nơi từng được gọi là dòng kênh “đen”.

Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau thành lập tổ hợp tác (THT) đầu tiên của ấp về nuôi tôm sú nước tịnh. THT có 33 hộ với diện tích 50,5 ha. Tôm thả nuôi vào ngày 6/12/2014, mật độ thả tôm 1 con/mét vuông, do Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng làm kỹ thuật và đầu tư ứng trước giống, sau khi thu hoạch trả tiền dần theo mức độ thu hoạch.

Thời gian gần đây, lực lượng thú y huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lập đoàn kiểm tra hơn 50 đàn vịt chạy đồng từ các nơi khác di chuyển về ruộng lúa Đông xuân 2014 - 2015 của người dân đã thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ Hè thu 2015.