Nhím Nuôi Rớt Giá

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Những năm trước, mỗi đôi nhím giống có giá từ 10 - 12 triệu đồng nên đa phần các hộ nuôi ở xã Ea Tu đều nuôi nhím sinh sản. Đến nay, nhu cầu về nhím thịt cũng như nhím giống đã bão hòa, người mua ít nên rớt giá và không bán được. Trước tình hình đó, các chủ nuôi đành phải nuôi nhím con để bán thịt thương phẩm; tuy nhiên, số người mua thịt nhím làm thực phẩm cũng không nhiều. Hiện giá nhím giống đã hạ xuống chỉ còn từ 2 - 3 triệu đồng/đôi, nhím thịt từ 500.000 đồng/kg giảm còn khoảng 150.000 đồng/kg thế nhưng người hỏi mua vẫn ít.
Được biết, người có đàn nhím lớn nhất xã Ea Tu là bà Nguyễn Thị Hoa với trên 100 đôi nhím giống và nhím thịt đang chịu cảnh ế ẩm đầu ra. Cùng chung cảnh ngộ, bà Hai Chương ở thôn 1, xã Ea Tu hiện có gần 80 con, trong đó có 10 đôi nhím bố mẹ cũng chưa có cách nào để tiêu thụ; bà cho biết: Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình đang gia tăng rất nhanh. Cách đây hơn một năm, giá nhím giống là từ 1,5 đến 2 triệu đồng/kg; mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được trên 10 triệu đồng, nhím thịt trước đây cũng rất đắt nhưng từ cuối năm 2011 đến nay lại không tiêu thụ được…
Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.