Nhím Nuôi Rớt Giá

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Những năm trước, mỗi đôi nhím giống có giá từ 10 - 12 triệu đồng nên đa phần các hộ nuôi ở xã Ea Tu đều nuôi nhím sinh sản. Đến nay, nhu cầu về nhím thịt cũng như nhím giống đã bão hòa, người mua ít nên rớt giá và không bán được. Trước tình hình đó, các chủ nuôi đành phải nuôi nhím con để bán thịt thương phẩm; tuy nhiên, số người mua thịt nhím làm thực phẩm cũng không nhiều. Hiện giá nhím giống đã hạ xuống chỉ còn từ 2 - 3 triệu đồng/đôi, nhím thịt từ 500.000 đồng/kg giảm còn khoảng 150.000 đồng/kg thế nhưng người hỏi mua vẫn ít.
Được biết, người có đàn nhím lớn nhất xã Ea Tu là bà Nguyễn Thị Hoa với trên 100 đôi nhím giống và nhím thịt đang chịu cảnh ế ẩm đầu ra. Cùng chung cảnh ngộ, bà Hai Chương ở thôn 1, xã Ea Tu hiện có gần 80 con, trong đó có 10 đôi nhím bố mẹ cũng chưa có cách nào để tiêu thụ; bà cho biết: Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình đang gia tăng rất nhanh. Cách đây hơn một năm, giá nhím giống là từ 1,5 đến 2 triệu đồng/kg; mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được trên 10 triệu đồng, nhím thịt trước đây cũng rất đắt nhưng từ cuối năm 2011 đến nay lại không tiêu thụ được…
Có thể bạn quan tâm

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.