Nhiều Vùng Trọng Điểm Sản Xuất Cá Tra Giảm 50-60% Sản Lượng

Những ngày đầu tháng 3, khảo sát một số vùng nuôi cá trọng điểm, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá có địa phương như Cần Thơ, Đồng Tháp nguyên liệu sụt giảm tới 40-60%.
Trước thực trạng này, Vasep khẳng định tình hình nguyên liệu phục vụ xuất khẩu từ nay đến tháng 5 sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện, nhiều nhà máy có đầu tư vào vùng nuôi thì công suất hoạt động cũng giảm 60-70%, số doanh nghiệp không tự chủ nguyên liệu thì không có tiền mua cá bởi giá cá tra xuất khẩu đã tăng lên 24.000 đồng/kg và phải thanh toán bằng tiền mặt.
Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Vasep, cũng dự báo năm 2014 ngành cá tra sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ít nhất 40% nguyên liệu, tức là chỉ còn khoảng 800.000- 900.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Mấy ngày gần đây do giá cá tra tăng đột ngột nên kéo theo giá phụ phẩm tăng thêm 1.000 đồng, từ 6.500 đồng lên 7.500 đồng/kg. “Nhu cầu nhập khẩu ở tất cả các thị trường đều đang cần cá tra, nhưng doanh nghiệp lại không đủ hàng để bán”-ông Minh nói.
Ngoài thông tin về nguyên liệu, Vasep cũng khảo sát thực trạng nguyên liệu thực ăn bán ra thị trường trong mỗi tháng giảm 60%, chỉ còn 60.000 tấn so với 150.000 tấn của năm ngoái. Đây là tình trạng hết sức báo động, bởi việc thức ăn giảm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu cá tra phục vụ cho năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

Những năm gần đây, phong trào khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Yên Minh được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Những thửa ruộng mới khai hoang, sau 3 đến 4 năm đưa vào trồng lúa nước không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà vào mùa lúa chín còn tạo cảnh quan đẹp mắt với du khách gần xa khi lên thăm Công việc Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.