Nhiều vùng nuôi thủy sản xuất hiện tảo độc

Theo Trung tâm, hiện các vùng nuôi thủy sản Phú Dương (xã Xuân Thịnh), Phú Mỹ (xã Xuân Phương), phường Xuân Thành thuộc TX Sông Cầu và xã An Hòa thuộc huyện Tuy An xuất hiện một số loại tảo độc như peridineum sp, ceratium sp, prorocentrum sp, pseudonitzschia sp. Tại vùng nuôi xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), chỉ số COD vượt gấp 6 lần giới hạn cho phép. Mật độ vi khuẩn vibrio tổng số vượt giới hạn tại các vùng nuôi thôn Phú Mỹ và An Hòa.
Trung tâm khuyến cáo: Nguồn nước cấp tại xã An Ninh Đông tiếp tục có biểu hiện ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, người nuôi cần sử dụng ao lắng để xử lý nước, hạn chế lấy nước trực tiếp, sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý. Tại các vùng nuôi tôm hùm có mật độ vi khuẩn vibrio, người nuôi cao cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, sử dụng thức ăn hợp lý và các loại vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tôm. Người nuôi cần thu gom, xử lý chất thải xa khu vực nuôi để phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước và ngăn ngừa tảo độc phát triển...
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.