Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.
Theo tính toán của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong nửa đầu năm 2014, Việt Nam đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 8 tại thị trường Pháp. Tuy nhiên, chỉ có 3 nước XK lớn tại châu Á là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn nhất tại thị trường này. Các nước XK lớn mực, bạch tuộc khác như Mauritania, Senegal, Morocco, Trung Quốc, Peru lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch NK của Pháp. Còn Tây Ban Nha lại cạnh tranh rất mạnh mẽ và bền bỉ tại Pháp khi chiếm từ 45-50% tổng giá trị NK của Pháp.
Được đánh giá là một trong những thị trường ưa chuộng nhập khẩu (NK) sản phẩm thủy sản cao cấp, với mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 34 kg/năm, sản xuất và khai thác thủy sản trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ. Trong 5 năm trở lại đây, Pháp liên tục đẩy mạnh NK với giá trị NK tăng trung bình hàng năm từ 6,75-12%. Ước tính, trung bình hàng năm, nước này chi từ 1,3-1,8 tỷ USD cho NK thủy sản. Trong đó, khoảng 60% là các sản phẩm từ cá biển, tiếp đó là nhóm sản phẩm giáp xác (nhất là tôm), sau đó mới tới mực, bạch tuộc chiếm khoảng 10% tổng giá trị NK.
Theo tính toán, tiêu thụ thủy sản của Pháp mỗi năm khoảng 22,5 kg/người cho các phẩm cá biển và 11,5 kg/người đối với sản phẩm động vật có vỏ (nhất là sò điệp), tôm và mực, bạch tuộc. Tuy nhiên, NK mực, bạch tuộc của nước này được đánh giá là ổn định trong khu vực. Nửa đầu năm nay, mực, bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm từ 60-75% tổng giá trị của Pháp. Tuy nhiên, giá trị NK lại giảm từ 8 - 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị NK mặt hàng mực chế biến lại tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013, còn nhóm mực, bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh lại ổn định.
Vấn đề giá cả không còn là ưu tiên quan trọng nhất của khách hàng Pháp trong nửa đầu năm nay, cung ứng ổn định các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng, chất lượng tốt mới là mối lưu tâm của thị trường này. Đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đó thì Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.