Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Chú trọng xây dựng NTM
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn gặp không ít khó khăn lại phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, việc ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và duy trì việc làm cho người lao động đã là rất khó khăn đối với DN. Nhưng đối với PVCFC lại khác, mặc dù là một DN non trẻ trong ngành phân bón, tuy nhiên công ty đã có bước tiến dài trong việc phát triển thị trường, đưa thương hiệu Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng không ngừng lớn mạnh, cung ứng cho thị trường sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, qua đó giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào cho nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, cải thiện thu nhập thực tế cho nông dân.
Cùng với hoạt động SXKD, PVCFC luôn coi trọng công tác ASXH. Chính vì vậy, từ khi đi vào hoạt động đến nay, hàng năm, công ty luôn dành một phần kinh phí thực hiện các hoạt động ASXH gắn với xây dựng NTM tại các vùng sâu vùng xa. Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này năm sau luôn cao hơn năm trước, với việc thực hiện nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn, hỗ trợ nông dân đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển giáo dục, đào tạo; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết; tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; hỗ trợ xây dựng trường học, cơ sở giáo dục, trung tâm y tế ở các địa phương; hỗ trợ học bổng tiếp sức đến trường cho trẻ em nông thôn...
Với những hoạt động ý nghĩa đó trong 3 năm liền (2012, 2013, 2014), PVCFC đã được trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp thực hiện tốt trách ASXH và phát triển cộng đồng” như một sự ghi nhận xứng đáng.
Bạn đồng hành của nhà nông
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành nông nghiệp nên ngay từ khi mới thành lập (năm 2011) đến nay, PVCFC luôn chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ cho nông dân nhằm hưởng ứng, tham gia tích cực vào Chương trình xây dựng NTM. PVCFC chủ động thực hiện Chương trình NTM bằng các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ cho người nông dân, giúp người dân cải thiện, nâng cao kiến thức canh tác về nông nghiệp... Theo đó, công ty phối hợp với các chi cục, các trung tâm khuyến nông đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật dưới mọi hình thức, chú trọng việc cung cấp các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả và toàn diện; hợp tác xây dựng chuỗi giá trị trong ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam thông qua việc triển khai cánh đồng lớn tại các tỉnh. Chính những hoạt động tư vấn đó đang giúp cải thiện, nâng cao kiến thức canh tác về nông nghiệp cho nông dân, góp phần hỗ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân, được đông đảo nông dân đánh giá cao.
“Doanh số bán hàng quan trọng nhưng không quan trọng bằng lợi ích của người nông dân. Lợi ích bà con có đảm bảo thì công ty mới phát triển bền vững. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PVCFC đã trực tiếp ra đồng cùng bà con, sẵn sàng đồng hành giúp bà con để cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cây trồng với mục tiêu góp phần đem lại mùa vàng thắng lợi, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam và dưỡng đất đai cho việc sản xuất lâu dài” – đại diện PVCFC nói.
Có thể bạn quan tâm

Thông thường, cây được trồng thẳng đứng, nhưng qua thực tế theo cách này cây chỉ phát triển nhanh về chiều cao, mà lại chậm ra trái, nếu gặp mưa lớn dễ đổ ngã.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, nhất là vào vụ thanh long mùa, HTX Phan Long đang trên đà gia tăng sản xuất sản phẩm thanh long sấy khô. Qua đó, vừa tạo hướng đi mới trong công nghệ chế biến thanh long sau thu hoạch, vừa góp phần giải quyết đầu ra cho thanh long Bình Thuận...

Bình Thuận là một trong nhiều tỉnh, thành ven biển từ Ninh Thuận trở vào chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Mới đây, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội thảo bàn giải pháp phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trước thách thức BĐKH ở các tỉnh, thành phía Nam, thu hút đông đảo các nhà lãnh đạo, khoa học tham gia đưa ra các giải pháp thích ứng.

Sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng năm nay “trúng mùa được giá”, nhiều bà con nông dân phấn khởi.

Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) hiện có hơn 62.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó phần lớn được người dân nuôi theo hình thức truyền thống là tôm – cua – cá kết hợp, những tháng đầu năm do điều kiện thời tiết không thuận lợi cộng với việc giá cả lên xuống thất thường nên nhiều diện tích tôm nuôi của bà con gặp rất nhiều khó khăn.