Nhiều Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Nằm Bờ

Hiện giá cá ngừ đại dương tại các tỉnh miền Trung chỉ ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg, chỉ bằng phân nửa mức giá của tháng 6-2012...
Hiện giá cá ngừ đại dương tại các tỉnh miền Trung chỉ ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg, chỉ bằng phân nửa mức giá của tháng 6-2012, khiến nhiều tàu câu cá ngừ đại dương nằm bờ vì chi phí đánh bắt cao hơn số tiền bán cá thu về sau mỗi chuyến đi biển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) trích dẫn báo cáo của các tỉnh có truyền thống đánh bắt cá ngừ đại dương chủ lực của Việt Nam cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, tỉnh Bình Định đánh bắt được 5.481 tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ 2012, Phú Yên chỉ đáng bắt được 4.115 tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cá ngừ dạng đông lạnh tại Phú Yên vào tuần thứ 3 của tháng 6-2013 là 130.000 - 135.000 đồng/kg. Tuy nhiên, qua đầu tháng 7 chỉ còn 100.000 - 110.000 đồng/kg, giảm khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg so với đầu năm, và chỉ bằng 50% giá của thời điểm tháng 6 năm ngoái.
Giá bán cá giảm trong khi giá dầu tăng nên ngư dân chuyển từ đánh bắt bằng câu giàn sang câu bằng đèn cao áp khiến chất lượng cá ngừ giảm, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó, giá cá ngừ câu đèn chỉ ở mức 50.000 - 55.000 đồng/kg, bằng 1/3 cùng kỳ năm 2012 khiến có nhiều tàu bị lỗ vốn nên nằm bờ.
Thống kê vào đầu tháng 7 tại Phú Yên cho thấy, khoảng 88% tàu cá từ 90CV (sức ngựa) của ngư dân Phú Yên đang nằm bờ, còn lại 12%, tương đương 117 tàu trên 90CV đang khai khác ngoài ngư trường.
Việc sản lượng khai thác cá ngừ giảm nên ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Cụ thể, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6 là 40,65 triệu đô la Mỹ, giảm 12% so với tháng 5. Qua đó, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cá ngừ trong 6 tháng đầu năm 2013 là gần 294 triệu đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.