Độc đáo nuôi heo bằng máy lạnh

Heo con sau khi đẻ được tách ra nuôi riêng bằng hệ thống cho ăn tự động.
Anh Tuấn hiện là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Hòa Khương. Dù khá bận bịu việc công sở nhưng anh lại rất mê kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Năm 2006, anh Tuấn cùng vợ mở trang trại nuôi heo quy mô (khoảng 100 con) bằng phương pháp thủ công để kiếm thêm thu nhập.
Để giảm chi phí, hằng ngày, anh cùng vợ sắp xếp thời gian tìm đến các quán ăn, nhà hàng mua thức ăn thừa mang về cho heo ăn. Cách nuôi heo thiếu đầu tư kỹ thuật này khiến heo dịch bệnh, chết triền miên.
Không bỏ cuộc, anh đi khắp nơi học hỏi, tìm hiểu các mô hình nuôi heo khác nhưng không thấy mô hình nào ưng ý. Trong lúc bế tắc thì cơ may đến, anh được một người quen giới thiệu mô hình nuôi heo bằng hệ thống phòng lạnh khép kín ở Thái Lan.
Anh như bị "thôi miên", đêm ngày đau đáu, nuôi khát vọng thực hiện bằng được mô hình này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trước mắt là nguồn vốn. "Gom góp không bao nhiêu, tôi phải năn nỉ từng người thân gia đình cho mượn khoảng 10 sổ đỏ đi vay ngân hàng được gần 2 tỷ đồng về "liều" thực hiện..." - anh Tuấn tâm sự.
Năm 2007, anh quyết định "xả" gần hết số tiền trên để nhập 20 con heo giống từ Mỹ về nuôi thử nghiệm. Dẫn chúng tôi đi tham quan chuồng nuôi, anh Tuấn cho biết, loại heo này chỉ sống trong môi trường lạnh dưới 30 độ C. Đây là hệ thống lạnh công nghiệp, không phải "máy điều hòa" như nhiều người vẫn thưởng nghĩ. Heo đạt nạc cao và đến kỳ xuất chuồng, mỗi con đạt từ 1 tạ trở lên.
Hiện mỗi năm anh thu lại khoảng 300 triệu đồng. Anh Tuấn cho hay, khi biết được mô hình nuôi heo anh đang thực hiện, nhiều người "máu" chăn nuôi tò mò tìm đến mong được anh chỉ vẻ phương pháp thực hiện nhưng về... không ai làm không nỗi vì heo thường đẻ vào 1-2h sáng. Việc tìm kiếm thị trường theo anh Tuấn là không khó vì loại heo này hiện nay rất được ưu chuộng. "Vấn đề là tôi có đủ sức đáp ứng thị trường hay không thôi vì hiện tại số lượng heo nuôi vẫn còn kiêm tốn" - anh Tuấn chia sẻ.
Hiện anh đang lên kế hoạch chuẩn bị mở một trang trại khác trên diện tích khoảng 5ha, số lượng khoảng 300 con heo nái và 1.000 con heo thịt.
Tháng 6.2015, anh Tuấn vinh dự được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của với danh hiệu "Nhà nông trẻ xuất sắc".
Dù kinh doanh làm giàu nhưng anh Tuấn cho biết, anh tuyệt đối không dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi. Anh bảo: "Đạo đức, lương tâm không cho phép tôi làm như vậy với người tiêu dùng".
Heo nái của Mỹ được anh Tuấn nuôi bằng hệ thống máy lạnh khép kín.
Mô hình nuôi heo này đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau khi ăn, heo tự uống nước bằng hệ thống chảy tự động.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm hai đợt, vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, đội quân “đặc biệt” ấy lại tiếp cận các hang đá ở những đảo hoang giữa trùng khơi để bắt đầu công việc treo người trên những vách đá cheo leo để khai thác tổ yến. Ông Võ Văn Cam, trưởng Ban kỹ thuật thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa, người đã gắn với nghề này ngót 30 năm qua gọi đó là “cái nghiệp”.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, rà soát khẩn trương có văn bản hướng dẫn, đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp điều kiện thực tế tại các vùng, địa phương và các đề xuất kiến nghị thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới.

Mùa mưa đến, nước tràn đồng, đây chính là lúc cá đồng từ các sông, suối thượng nguồn tràn về, sinh sôi nảy nở và cũng là lúc những người hành nghề "săn" cá đồng vào mùa. Cá về, không chỉ có những người chuyên sống bằng nghề bắt cá đồng phấn khởi, mà cả những người dân sống gần ao, hồ... cũng tranh thủ đánh bắt để phục vụ cho bữa ăn gia đình.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa quyết định phân khai trên 14,5 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.