Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng trăm tấn chuối ở Vĩnh Phúc bị thương lái chạy làng

Hàng trăm tấn chuối ở Vĩnh Phúc bị thương lái chạy làng
Ngày đăng: 18/11/2015

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo các hộ trồng chuối cho biết là do phía Trung Quốc không thu mua.

Người trồng chuối đang “ngồi trên lửa”

Ngày 11/6, chúng tôi về xã Liên Châu đúng dịp chuối đang vào vụ thu hoạch.

Tuy nhiên, khác với thời điểm này năm trước khi cảnh thu mua chuối diễn ra khá nhộn nhịp với những chiếc xe tải về tận vườn chuối để lấy hàng, không khí vắng vẻ, đìu hiu.

Khi hỏi thăm đến vườn chuối của ông Phan Văn Bình, thôn Nhật Chiêu 6, chúng tôi được chỉ đến một khu đất rộng, bạt ngàn chuối với những buồng trĩu nặng.

Ông Bình cho biết, vụ năm nay, ông bỏ số vốn cả một tỷ đồng để thầu khoảng 10ha đất, mua giống chuối và thuê 5 nhân công chăm sóc với số tiền công từ 100.000 đồng - 150.000 đồng/ngày.

Ngoài số tiền gia đình có, ông Bình còn mạnh dạn vay ngân hàng vài trăm triệu đồng để đầu tư.

Dự kiến, ông sẽ cho thu hoạch khoảng 16.000 buồng.

Ông Bình kể: Vụ chuối năm trước, khi chuối đến vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 11, các thương lái họ đánh xe về tận vườn gom để bán sang Trung Quốc.

Mỗi buồng chuối được bán với giá từ 70.000 đồng -100.000 đồng.

Nhờ vụ chuối đó mà gia đình ông thu lãi về cả hàng trăm triệu đồng.

Thế nhưng, vụ chuối năm nay, đến giờ này vẫn chưa có thương lái đến thu mua.

Nói về nguyên nhân, ông Bình cho biết, các thương lái họ chỉ bảo năm nay Trung Quốc không thu mua chuối.

Cũng có một hai người hỏi mua chuối nhưng giá quá rẻ, chỉ 1.500 đồng/kg.

Như thế, trung bình một buồng chuối bán được 25.000 đồng-30.000 đồng, tương đương 2.000 đồng -3.000 đồng/nải.

“Bán với giá đó chẳng thà chúng tôi để cho bò ăn”- ông Bình xót xa.

Mấy ngày qua, khi có những buồng chuối đẹp, chín đều, ông chỉ còn biết bán cho các tiểu thương trong làng hoặc mang ra chợ huyện bán.

Ông Bình còn lo lắng, sợ mưa bão, nếu không tiêu thụ nhanh chuối sẽ bị gãy, đổ thì hỏng hết.

Cũng giống như trường hợp gia đình ông Phan Văn Bình, vườn chuối với diện tích khoảng 10ha của ông Nguyễn Văn Ngãi, thôn Nhật Chiêu 7 cũng đang ở trong tình trạng bán không ai mua.

Mặc dù không phải vay mượn ngân hàng nhưng với số ông đầu tư cũng vài trăm triệu đồng.

Ông Ngãi cho hay: Tình hình thu mua như bây giờ thì năm nay những hộ trồng chuối như chúng tôi thua lỗ vài trăm triệu là chuyện bình thường.

Chúng tôi giờ chỉ biết bán lẻ tại các chợ xã, chợ huyện cho đỡ tiếc.

Đại lý thu cũng chỉ biết “ngóng” bạn hàng Trung Quốc

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Văn Hải, thôn Nhật Chiêu 4- hộ gia đình chuyên gom chuối của bà con để đổ buôn cho đầu mối ở các tỉnh.

Ngán ngẩm chia sẻ với chúng tôi: “Thông thường như những năm trước, chúng tôi sẽ tiến hành thu mua chuối cho bà con theo 2 đợt.

Đợt 1 là từ đầu tháng 11 trở đi, đợt 2 là sau Tết Nguyên đán.

Thế nhưng, năm nay, những mối tôi vẫn làm họ không thấy thông báo mua.

Có một mối mua ở Phú Thọ thì họ báo giá 1.500 đồng/kg chuối.

Giá đấy rẻ quá, bà con không chịu bán.

So với 6.000 đồng/kg năm trước, năm nay giá chuối đã rớt đến 5 giá”.

Ông Hải cũng cho biết, nhiều bà con đã đồng ý bán với giá 2.000 đồng/kg nhưng phía bên kia lại không đồng ý.

Khi được hỏi các mối thu gom chuối là doanh nghiệp nào thì ông Hải cho hay, đây đều là những bạn hàng tự quen biết nhau mấy năm qua của gia đình ông.

Mọi liên lạc chủ yếu bằng điện thoại, nếu đồng ý giá bán họ sẽ đặt cọc tiền và gia đình ông đi gom hàng.

Họ thường bảo, họ gom chuối để bán sang Trung Quốc, ông Hải cho biết thêm.

Cách đây khoảng 3 năm, nhiều hộ gia đình trong xã Liên Châu đã tự tìm hiểu và mua giống chuối từ Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội và các vườn giống tại Hưng Yên về trồng trên địa bàn.

Nhiều gia đình đã thu lãi hàng trăm triệu mỗi vụ chuối.

Hiện nay, địa bàn xã Liên Châu có khoảng 80ha đất nông nghiệp đang được bà con trồng chuối.

Sản lượng chuối trung bình 700 tấn/vụ.

Liên quan đến tình trạng chuối của bà con xã Liên Châu bị “rớt” giá thảm hại do không có đầu tiêu thụ, bà Bùi Thị Tuyết, cán bộ nông nghiệp, môi trường của UBND xã Liên Châu cho biết: Qua nắm bắt tình hình, chính quyền xã có biết được tình trạng chuối được thu mua với giá rất rẻ, chỉ dao động từ 2.000 đồng-3.000 đồng/nải chuối, thậm chí là không có người thu mua.

Thông thường những năm khác, mỗi khi vào vụ chuối là thương lái các nơi đến tận vườn thu mua khá nhộn nhịp.

Bà Bùi Thị Tuyết cũng cho biết thêm, tất cả các đầu thu mua đều là do người dân tự tìm, tự giao kết.

Trước tình trạng này, với trách nhiệm của mình, chính quyền xã Liên Châu đang đề xuất lên cấp huyện và cấp tỉnh để tìm phương án tiêu thụ chuối cho bà con.

Hiện, Đoàn thanh niên của tỉnh Vĩnh Phúc đã đến tận các vườn chuối để thu mua và tiêu thụ một phần giúp bà con.

Bà Tuyết cũng cho hay, về lâu dài, cần những nguồn tiêu thụ bền vững để bà con có kế hoạch và yên tâm sản xuất.

Thời gian vừa qua, thông tin về việc các thương lái Trung Quốc “chạy làng” khiến cho người nông dân lâm vào tình cảnh khốn đốn khi đầu tư vào sản phẩm nông nghiệp nào đó không phải là câu chuyện lạ.

Sự việc hàng trăm tấn chuối tại Vĩnh Phúc trước nguy cơ bị “ế” cũng không phải câu chuyện ngoại lệ.

Chỉ đặt niềm tin vào thương lái Trung Quốc mà không có cơ chế ràng buộc đã dẫn đến kết quả đáng tiếc này.

Việc người dân đua nhau mở rộng diện tích trồng nông sản mà không theo quy hoạch, kiểm soát có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Với những gì đang xảy ra ở Liên Chiêu hiện nay, cần một cuộc “giải cứu” chuối như đã từng xảy ra với dưa hấu của Quảng Ngãi là giải pháp tạm thời song sẽ vớt vát lại phần nào số tiền mà bà con nông dân đã đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai) Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai)

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

10/11/2012
Mô Hình Mô Hình "Chung Cư Lợn" 40 Tỷ Đồng Ở

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

29/04/2013
Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

12/11/2012
Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên) Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên)

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

02/05/2013
Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

13/11/2012