Nhiều rủi ro khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Theo Vasep, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm, nhưng cá tra và cá biển đông lạnh khác có cơ hội gia tăng thị trường này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% sản phẩm thủy sản Trung Quốc nhập về được đưa vào nhà hàng, phần lớn tiêu thụ nội địa và dùng vào mục đích khác.
Mặt khác, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng các hoạt động giao thương chủ yếu qua tiểu ngạch, yêu cầu chất lượng không cao. Vasep cho rằng, đây cũng là thị trường rủi ro (về giá, hình thức thanh toán…) cần báo động cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc là một trong những thị trường chính của thủy sản Việt Nam, đứng thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.
Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.

Ai cũng biết rằng việc sử dụng rau sạch, rau an toàn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong khi thị trường đang tràn ngập rau củ, quả bẩn, ngâm hóa chất. Nhưng có một thực tế đáng buồn, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rau sạch đang vấp phải nhiều khó khăn.

Những năm qua, nhờ chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều loại giống cây mới đã được nông dân huyện Yên Thế (Bắc Giang) đưa vào sản xuất trong đó có cây gấc. Bước đầu đánh giá đây là giống cây phù hợp với đồng đất, khí hậu của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân năm nay, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đưa vào trồng thí nghiệm giống bí Hàn Quốc (còn gọi là bí ngồi) tại xóm Trại Vàng, xã Tân Đức.