Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê

Nếu người dân không may bị rắn cắn, phải nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk cho biết:
Từ tháng 10 đến nay cũng là thời điểm bắt đầu thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên, số người bị rắn cắn, chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ cắn được đưa vào bệnh viện điều trị tăng đột biến.
Bình quân mỗi ngày có hai đến ba bệnh nhân, thậm chí có ngày tới năm bệnh nhân được đưa vào bệnh viện.
Những trường hợp bị rắn cắn được đưa vào bệnh viện kịp thời sẽ được điều trị vài ba ngày là khỏi, còn những trường hợp chậm đưa vào bệnh viện, khi nọc độc rắn phát tán mạnh trong cơ thể thì thời gian điều trị dài hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Trần Văn Thắng quê ở tỉnh Phú Yên lên lao động thu hái cà-phê cho một hộ dân ở xã Ea Kpal, huyện Cư Mgar cho biết: “ Năm năm gần đây, năm nào vào vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên tôi cũng lên làm công giúp người dân địa phương thu hái cà phê, nhưng rất ít xảy ra trường hợp bị rắn cắn.
Còn năm nay, vừa mới thu hái được một tuần, nghe thông tin nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn tôi cũng như nhiều lao động khác rất sợ hãi…”.
Theo một số người dân, do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nên rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện và trú ngụ nhiều ở các vườn cà phê, hồ tiêu…
Do mầu sắc của rắn trùng mầu lá cây nên khó phát hiện, khi người lao động chui vào cây hái rất dễ bị rắn cắn.
Vì vậy khi thu hoạch cà phê, người dân cần phải cảnh giác, có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa rắn cắn và khi không may bị rắn cắn thì phải nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Về thăm xã Suối Nho (huyện Định Quán, Đồng Nai) mùa nào cũng thấy những vườn rau hẹ xanh tốt, sum suê. Chỉ trồng 1 lần nhưng rau hẹ cho thu hoạch kéo dài từ 2-3 năm mới phải trồng lứa mới nên rau hẹ mang lại lợi nhuận cao, nông dân đua nhau mở rộng diện tích.

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vừa phối hợp UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “Sản xuất hoa lily giống mới chất lượng cao” năm 2015.

Ngày nay cuộc sống đã dần hiện đại, internet và các công cụ truyền thông đã “gõ cửa” từng vùng, từng nhà, chính nhờ đó, nhiều nông dân đã tham khảo, học hỏi và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Đó là Nguyễn Anh Duy, sinh năm 1985, ngụ xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) - người tiên phong đưa nghề trồng hoa treo về làng, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.