Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Bộ thiết bị này sử dụng nguồn điện 24V từ bình ắc quy, kích qua bộ xung điện với cường độ dòng điện từ 40 đến 45V, đủ gây mê cá sau khi dính câu, hạn chế suy giảm chất lượng cá.
“Nhiều ngư dân trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt tôi làm bộ thiết bị gây tê cá ngừ, nhưng đa phần họ chỉ trả trước một nửa số tiền mua, số còn lại nợ đến cuối mùa biển mới trả. Trong khi đó, tôi lại không có nhiều vốn để lắp ráp đại trà loại thiết bị này cung cấp cho ngư dân, vì vậy tôi từ chối cung cấp thiết bị cho nhiều người”, ông Phượng nói.
Trước đó, Báo Phú Yên ngày 17/11/2014 đăng bài “Ru ngủ” cá ngừ giữa đại dương, thông tin kỹ sư Phạm Duy Phượng chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ và áp dụng thử nghiệm trên tàu cá PY 90612TS của ngư dân Lê Tấn Hồng, ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Chuyến biển đầu tiên sử dụng bộ thiết bị này chỉ kéo dài 11 ngày trong điều kiện sóng to gió lớn, câu được năm con cá ngừ, trọng lượng 340kg và tất cả đạt chất lượng hàng cá tươi sống, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.