Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Bộ thiết bị này sử dụng nguồn điện 24V từ bình ắc quy, kích qua bộ xung điện với cường độ dòng điện từ 40 đến 45V, đủ gây mê cá sau khi dính câu, hạn chế suy giảm chất lượng cá.
“Nhiều ngư dân trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt tôi làm bộ thiết bị gây tê cá ngừ, nhưng đa phần họ chỉ trả trước một nửa số tiền mua, số còn lại nợ đến cuối mùa biển mới trả. Trong khi đó, tôi lại không có nhiều vốn để lắp ráp đại trà loại thiết bị này cung cấp cho ngư dân, vì vậy tôi từ chối cung cấp thiết bị cho nhiều người”, ông Phượng nói.
Trước đó, Báo Phú Yên ngày 17/11/2014 đăng bài “Ru ngủ” cá ngừ giữa đại dương, thông tin kỹ sư Phạm Duy Phượng chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ và áp dụng thử nghiệm trên tàu cá PY 90612TS của ngư dân Lê Tấn Hồng, ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa). Chuyến biển đầu tiên sử dụng bộ thiết bị này chỉ kéo dài 11 ngày trong điều kiện sóng to gió lớn, câu được năm con cá ngừ, trọng lượng 340kg và tất cả đạt chất lượng hàng cá tươi sống, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, năm 2014 xuất khẩu thủy sản đạt 7,92 tỉ USD, riêng giá trị xuất khẩu tôm chạm ngưỡng 4 tỉ USD. Bên cạnh những dấu ấn tự hào này, thì ngành nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, trong đó rào cản về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu không giảm mà còn có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT, thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 16,04 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, trong đó bệnh do vi-rút đốm trắng 1,51 ha, bệnh do môi trường 14,53 ha.

Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Trung ương năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” tại hồ Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Có thể thu lãi vài trăm triệu đến tiền tỷ chỉ trong khoảng 3 tháng thả nuôi, con số ấy là lực hút khiến không ít hộ dân ở Quảng Ngãi dồn toàn lực để đầu tư vào nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT). Từ đó quy hoạch bị phá vỡ, môi trường bị ô nhiễm và đã không ít hộ trắng tay vì con tôm.