Nhiều mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả kinh tế
Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ phát triển sự nghiệp, từ năm 2011 đến nay, huyện Vân Canh đã xây dựng được 47 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí trên 1,41 tỉ đồng, tạo điều kiện cho hàng trăm hộ nghèo được tham gia trực tiếp vào các mô hình; được tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.
Hầu hết các mô hình đều phát huy hiệu quả như mô hình trồng ớt, bắp lai, lúa lai, cải tạo vườn tạp, vỗ béo bò, nuôi dê, nuôi cá lồng, cải tạo giống heo cỏ địa phương…
Giúp các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo.
Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện còn 3.162 hộ nghèo, chiếm 39,1%; 1.730 hộ cận nghèo, chiếm 21,4%. Bình quân, tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 4,8%, đạt và vượt so với mục tiêu giảm nghèo của Chương trình 30a.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phấn đấu cấy 9.280ha lúa mùa và cấy xong trước ngày 5/7. Những ngày này, bà con đang bước vào chính vụ cấy, nhưng cũng là những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Tuy giá cao nhưng năng suất kém do hạn hán kéo dài khiến cây điều mất mùa, vụ thu hoạch kết thúc sớm.

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có mật độ dân số đông với khu, cụm công nghiệp phát triển, nhu cầu về rau an toàn là rất lớn.

Hơn 5 năm qua, cây khoai môn trên đất Hội An (Chợ Mới, An Giang), Vĩnh Hậu (An Phú) đã tạo ra ruộng vườn, nhà cửa cho nhiều gia đình nông dân. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, giá khoai chỉ bằng 1/4 những năm trước khiến người trồng thua lỗ nặng.

Vùng tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có diện tích đất lớn, nhiều nông dân, DN đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) chuyên trồng lúa Nhật, tạo mối liên kết trong SX và tiêu thụ nông sản.