Nhiều Mô Hình Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật tốt nên nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá, tăng so với sản xuất theo tập quán, lợi nhuận từ 5 - 10%, bình quân 1 vụ màu lợi nhuận cao từ 1,5 - 5 lần (theo điều tra giai đoạn 2007 - 2011).
Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện chuyển đổi là 335,3ha. Điển hình như dưa hấu đạt năng suất 21 - 22 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 47,2 triệu đồng/ha; bắp nếp lợi nhuận 17 triệu đồng/ha, năm 2014 nhân rộng 45ha; ớt năng suất 15 tấn/ha, lợi nhuận trên 398 triệu đồng/ha; đậu nành năng suất 1,5 - 3 tấn/ha, lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, diện tích nhân rộng năm 2014 là 32ha.
Bên cạnh đó, mô hình trồng gừng thực hiện được 28 điểm, năng suất 30 - 40 tấn/ha, giúp nông dân tận dụng diện tích nhỏ, xen canh, dễ trồng; mô hình trồng ấu, khoai mỡ, khoai môn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình trồng ấu trồng ở những vùng trũng rất được nông dân ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.

Theo kế hoạch, năm 2013, Cà Mau sẽ phấn đấu đạt 6.000 ha tôm nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù đã sắp hết vụ nuôi nhưng diện tích nuôi mới chỉ đạt hơn 5.000 ha. Đã vậy, nuôi tôm công nghiệp đang mất dần vị thế của con tôm sú vì lý do dịch bệnh, rủi ro cao.

Theo tin từ các hộ chăn nuôi tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, thời gian gần đây nhiều thương lái từ phía Bắc vào tìm mua heo mỡ tại các trang trại lớn trên địa bàn. Hiện giá heo mỡ đang được bán với giá 39 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 6 - 7 ngàn đồng/kg so với trước đây.