Nhiều Mô Hình Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật tốt nên nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá, tăng so với sản xuất theo tập quán, lợi nhuận từ 5 - 10%, bình quân 1 vụ màu lợi nhuận cao từ 1,5 - 5 lần (theo điều tra giai đoạn 2007 - 2011).
Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện chuyển đổi là 335,3ha. Điển hình như dưa hấu đạt năng suất 21 - 22 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 47,2 triệu đồng/ha; bắp nếp lợi nhuận 17 triệu đồng/ha, năm 2014 nhân rộng 45ha; ớt năng suất 15 tấn/ha, lợi nhuận trên 398 triệu đồng/ha; đậu nành năng suất 1,5 - 3 tấn/ha, lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, diện tích nhân rộng năm 2014 là 32ha.
Bên cạnh đó, mô hình trồng gừng thực hiện được 28 điểm, năng suất 30 - 40 tấn/ha, giúp nông dân tận dụng diện tích nhỏ, xen canh, dễ trồng; mô hình trồng ấu, khoai mỡ, khoai môn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình trồng ấu trồng ở những vùng trũng rất được nông dân ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng đỏ hạt lúa lần đầu tiên xuất hiện, cộng với rầy nâu bùng phát trên diện rộng khiến ngành nông nghiệp và nông dân thực sự lúng túng trong phòng trừ.

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước.

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.

Tôm chết kéo dài, không còn vốn tái sản xuất, kinh tế gia đình gặp khó khăn, nhưng người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) vẫn phải mỏi mòn chờ số tiền được chi trả theo hợp đồng bảo hiểm. Nó giống như một món nợ xấu mà trước nay nông dân mới lần đầu gặp phải.