Nhiều mẫu của các trang trại nuôi heo dương tính với chất tạo nạc

Trong 50 mẫu mà Thanh tra liên ngành lấy và gửi Trung tâm thuốc thú y Trung ương 2 xét nghiệm thì có đến 32 mẫu của 12 hộ nuôi dương tính với chất tạo nạc salbutamol.
Thanh tra liên ngành tỉnh đã mời những hộ này đến làm việc, nhưng chỉ có 1 hộ thừa nhận cho heo ăn chất cấm và chỉ ra người cung cấp chất cấm; những hộ khác không thừa nhận và cho rằng chất cấm đó có trong nguồn thức ăn.
"Trước mắt, chúng tôi yêu cầu họ cam kết không cho heo ăn chất cấm nữa, giữ lại những đàn heo đã dương tính để cơ quan chức năng đến làm xét nghiệm, khi nào âm tính với chất cấm thì mới cho xuất chuồng"- ông Chiến cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tồn dư chất cấm có thể bị ngộ độc cấp với biểu hiện run cơ, khó thở, tim đập nhanh, đau thắt ngực, tăng huyết áp, choáng váng, phù phổi, sẩy thai và có nguy cơ gây tử vong ở các trường hợp có bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường... khi sử dụng trong thời gian dài.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2014, tham gia mô hình trồng lúa xen hoa và sử dụng các hoạt chất sinh học, gia đình bà Phạm Thị Phu (khu 1, phường Yên Hải) đã gieo thẳng giống lúa Thiên ưu 08 trên diện tích 2 sào canh tác, kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng lúa.

Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.