Nhiều Mặt Hàng Xuất Sang Trung Quốc Rớt Giá

Các mặt hàng như ớt, ngao, cói nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang rớt giá.
Trồng cây ớt là mô hình phát triển khoảng 2 năm nay. Toàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi từ các loại cây trồng khác sang trồng ớt đến nay gần 300 ha. Giá ớt vào thời điểm được giá là 45.000-60.000 đồng/kg nay hạ xuống còn 2.500 – 5.000 đồng/kg và đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, dù ớt đã chín đỏ ngoài đồng nhưng người dân không thu hoạch. Hiện nhiều hộ đã phá bỏ chuyển sang trồng lúa.
Giá cói nguyên liệu hiện cũng đang ở mức giá quá thấp. Ông Nguyễn Văn Phi – Chủ tịch UBND xã Nga Thanh cho biết: Cói trên địa bàn huyện chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc vẫn thu mua nhưng ở mức rất thấp. Mức giá chỉ dao động từ 9.000- 10.000 đồng/kg. Còn những năm trước giá 150.000- 170.000 đồng/kg. Để không phải lệ thuộc vào thị trường vào Trung Quốc, hiện các doanh nghiệp trên địa bàn xã đang đấu mối tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Ngoài hai sản phẩm trên, nông dân nuôi ngao ở vùng biển Nga Sơn, Hậu Lộc… cũng đang bị thua lỗ vì giá xuống thấp.
Theo ông Cao Đức Thọ- Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản - Sở NN&PTNT cho biết: Thanh Hóa có 1.300 ha nuôi ngao, mỗi năm sản lượng ngao đạt gần 12 ngàn tấn. Sản lượng này cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 50%, còn xuất khẩu trực tiếp đi Trung Quốc khoảng 50%. Nhưng thời gian gần đây giá ngao lại liên tục giảm mạnh, cung đang vượt quá cầu, do xuất khẩu đi Trung Quốc khó khăn hơn gần 1 năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp 64 ngàn cây giống ớt ngọt Hà Lan cho 20 hộ nông dân thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành và Tà Nung.

Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.

Thanh long là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận - điều đó không cần phải bàn cãi. Song, để giải “bài toán” tiêu thụ cho loại trái cây đặc sản lại là vấn đề mà bấy lâu nay địa phương cùng các ngành chức năng vẫn chưa có “đáp án” cụ thể…

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phương án hỗ trợ gạo tẻ thường cho người trồng rừng ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (giai đoạn 2013- 2018).