Nhiều Mặt Hàng Xuất Sang Trung Quốc Rớt Giá

Các mặt hàng như ớt, ngao, cói nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang rớt giá.
Trồng cây ớt là mô hình phát triển khoảng 2 năm nay. Toàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi từ các loại cây trồng khác sang trồng ớt đến nay gần 300 ha. Giá ớt vào thời điểm được giá là 45.000-60.000 đồng/kg nay hạ xuống còn 2.500 – 5.000 đồng/kg và đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, dù ớt đã chín đỏ ngoài đồng nhưng người dân không thu hoạch. Hiện nhiều hộ đã phá bỏ chuyển sang trồng lúa.
Giá cói nguyên liệu hiện cũng đang ở mức giá quá thấp. Ông Nguyễn Văn Phi – Chủ tịch UBND xã Nga Thanh cho biết: Cói trên địa bàn huyện chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc vẫn thu mua nhưng ở mức rất thấp. Mức giá chỉ dao động từ 9.000- 10.000 đồng/kg. Còn những năm trước giá 150.000- 170.000 đồng/kg. Để không phải lệ thuộc vào thị trường vào Trung Quốc, hiện các doanh nghiệp trên địa bàn xã đang đấu mối tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Ngoài hai sản phẩm trên, nông dân nuôi ngao ở vùng biển Nga Sơn, Hậu Lộc… cũng đang bị thua lỗ vì giá xuống thấp.
Theo ông Cao Đức Thọ- Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản - Sở NN&PTNT cho biết: Thanh Hóa có 1.300 ha nuôi ngao, mỗi năm sản lượng ngao đạt gần 12 ngàn tấn. Sản lượng này cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 50%, còn xuất khẩu trực tiếp đi Trung Quốc khoảng 50%. Nhưng thời gian gần đây giá ngao lại liên tục giảm mạnh, cung đang vượt quá cầu, do xuất khẩu đi Trung Quốc khó khăn hơn gần 1 năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

UBND huyện Yên Lập phối hợp với Công ty TNHH Cường Tân tổ chức tổng kết mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 do Việt Nam sản xuất, áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI).