Nhiều Lồng Cá Bè Nuôi Trên Sông Trà Chết Trắng

Gần 50 hộ dân nuôi cá bè trên sông Trà (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt.
Ghi nhận của NDĐT sáng 27-3 tại hơn 75 bè nuôi cá trắm cỏ vừa được thả cho thấy, có hộ đã thả cá giống lần thứ ba nhưng cá vẫn chết.
“Tôi thả cá lần thứ ba rồi, nếu như mọi năm giờ này cá đang thời tăng trưởng. Nhưng nay chẳng hiểu sao cá chết mãi, thả xuống là chết. Có ngày lồng cá chết trắng hết cả”, anh Lê Thái Sơn, thôn Tây, xã Tịnh Sơn hoang mang.
Qua phỏng vấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tịnh Sơn Nguyễn Minh Tâm cho biết: “Địa phương đã xuống kiểm tra nhưng rất lúng túng khi thấy cá chết hàng loạt… Nguyên nhân chưa được xác định, nhưng có thể do nguồn nước thay đổi sau lụt, cộng với việc nước cạn, không có dòng chảy, cá trong bè còn nhỏ nên không thích ứng môi trường… Hội đã gửi báo cáo lên phòng nông nghiệp huyện để tiếp tục kiểm tra làm rõ nguyên nhân”.
Hiện nay Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh đã kiểm tra khu vực nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc và lấy mẫu nước gửi cơ quan chức năng tỉnh để xác định nguyên nhân gây nhiều lồng nuôi cá bị chết. Phòng đã khuyến cáo người dân dừng nuôi cá lồng trên sông Trà khi chưa xác định được nguyên nhân cá chết để tránh thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...