Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Theo ngành chuyên môn của thành phố và những người dân có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: Trồng mía lưu gốc giúp nông dân có nhiều lợi ích như: mía lưu gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ từ 15 - 30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ chữ đường (CCS) đầu vụ ép; giảm khoảng 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào hộc, làm đất, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 - 6 tấn mía giống/ha); mầm mía mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía cũng mọc nhanh và dày đặc nên chịu hạn tốt hơn mía tơ…
Như vậy, trước tình hình ngành mía đường vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mô hình trồng mía lưu gốc được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Do đó, đây là mô hình cần được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, nhất là đối với vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp, nơi có diện tích mía lớn nhất tỉnh và được đầu tư hệ thống đê bao khép kín 5.000ha khá hoàn chỉnh…
Có thể bạn quan tâm

“Mức độ thông luồng ổn định, giải quyết ách tắc tàu thuyền ra vào, ngư dân đánh bắt cá dễ dàng. Sau khi thông luồng, nhiều tàu vươn khơi đánh bắt và nhiều nhà đã kiếm được bạc tỷ. Lòng ai cũng vui!" - cụ Nguyễn Minh Anh, 69 tuổi, thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An cho biết.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việc mời gọi đầu tư vào các DA nói trên nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương, tăng thu nhập cho ngư dân trên địa bàn tỉnh.

Như những năm trước đây, ngay thời điểm sau Tết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh Cà Mau chỉ hoạt động khoảng 40% công suất thiết kế của nhà máy.

Trong năm 2013, Singapore là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam nhiều nhất trong khối với giá trị đạt gần 37 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2012, tiếp đến là Thái Lan đạt hơn 34 triệu USD, tăng hơn 62% - mức tăng mạnh nhất trong khối.