Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Theo ngành chuyên môn của thành phố và những người dân có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: Trồng mía lưu gốc giúp nông dân có nhiều lợi ích như: mía lưu gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ từ 15 - 30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ chữ đường (CCS) đầu vụ ép; giảm khoảng 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào hộc, làm đất, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 - 6 tấn mía giống/ha); mầm mía mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía cũng mọc nhanh và dày đặc nên chịu hạn tốt hơn mía tơ…
Như vậy, trước tình hình ngành mía đường vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mô hình trồng mía lưu gốc được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Do đó, đây là mô hình cần được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, nhất là đối với vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp, nơi có diện tích mía lớn nhất tỉnh và được đầu tư hệ thống đê bao khép kín 5.000ha khá hoàn chỉnh…
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.