Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Theo ngành chuyên môn của thành phố và những người dân có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: Trồng mía lưu gốc giúp nông dân có nhiều lợi ích như: mía lưu gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ từ 15 - 30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ chữ đường (CCS) đầu vụ ép; giảm khoảng 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào hộc, làm đất, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 - 6 tấn mía giống/ha); mầm mía mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía cũng mọc nhanh và dày đặc nên chịu hạn tốt hơn mía tơ…
Như vậy, trước tình hình ngành mía đường vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mô hình trồng mía lưu gốc được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Do đó, đây là mô hình cần được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, nhất là đối với vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp, nơi có diện tích mía lớn nhất tỉnh và được đầu tư hệ thống đê bao khép kín 5.000ha khá hoàn chỉnh…
Có thể bạn quan tâm

Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.

Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.