Nhiều Lợi Ích Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Đồng

"Cái hay của việc nuôi gà thả đồng sau mỗi vụ thu hoạch là tận dụng được những hạt thóc rơi, thóc vãi…Ngoài ra, gà còn tìm bắt côn trùng sẵn có ngoài đồng như sâu, trâu trấu để ăn nên gà chóng lớn, mà lại tiết kiệm được chi phí chăn nuôi. Đặc biệt, gà nuôi ở đây rất ít khi bị dịch bệnh, người nuôi chỉ cần tiêm phòng vắc xin đúng định kỳ là có thể đảm bảo” - chị Quách Thị Hoài - một trong những hộ nuôi gà thả đồng điển hình ở xóm Lạng, xã Kim Bình cho biết.
Sau mỗi vụ thu hoạch lúa thứ hai trong năm, nhiều hộ nông dân ở Kim Bình (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) lại đưa gà ra ngoài đồng ruộng để chăn thả, nhà ít thì 100 - 200 trăm con, nhà nhiều thì 500 con. Nuôi gà thả đồng ở đây đang phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chị Hoài cho biết: “Gia đình nuôi gà đã 5 năm, nhưng các năm trước nuôi với số lượng ít khoảng 200 con/lứa. Năm nay, có vốn lên gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi nhiều hơn”.
Nhìn đàn gà 500 con nhà chị Hoài, con nào con nấy to và rất đều, hiện tại gà đạt trọng lượng trung bình khoảng 1 – 1,2 kg/con. Đàn gà này của gia đình chị nuôi đến tết bán là vừa đẹp. Không chỉ chăn nuôi gà mà gia đình chị Hoài còn nuôi thêm lợn nái, lợn thịt và làm đậu phụ. Năm vừa rồi, gia đình chị thu về gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi.
Rời hộ chị Quách Thị Hoài chúng tôi qua hộ ông Bùi Văn Đông, thuộc xóm Lạng, xã Kim Bình, có đàn gà nuôi 200 con. Ông Đông hồ hởi cho biết: “Nuôi gà ở xóm Lạng này như một phong trào, đến nay có rất nhiều hộ nuôi. Gia đình tôi năm vừa rồi cũng thu lãi 13 triệu đồng/lứa (1 lứa 200 con). Đặc biệt, Gà ở xã Kim Bình được ưa chuộng, bởi gà chạy nhảy nhiều nên thịt rất săn chắc, thơm ngon và quan trọng nhất là gà sạch, không bị dịch bệnh nên bán rất được giá”.
Mô hình nuôi gà thả đồng là bước đi mới, mạnh dạn, sáng tạo của người dân Kim Bình trong việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, nâng cao thu nhập, nhiều hộ còn làm giàu từ mô hình này.
Nuôi gà thả đồng có rất nhiều lợi ích như, tận dụng được nguồn thức ăn ngoài đồng ruộng; hạn chế dịch bệnh, tránh xa được khu dân cư nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, gà thả ngoài ruộng sẽ thải ra một nguồn phân rất lớn cho đất, làm cho đất tơi xốp.
Chuồng nuôi gà ngoài đồng ruộng được thiết kế làm sao phải đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Tùy theo số lượng gà nhiều hay ít mà xây dựng chuồng cho phù hợp với mỗi hộ. Không nên để gà nằm đất, mà phải làm sàn chuồng để gà nằm tránh rét, tránh chuột và các con vật khác tấn công. Bên cạnh đó người nuôi dựng thêm một “túp lều tranh” cạnh đó để dễ quản lý đàn gà của gia đình mình.
Nhiều hộ nuôi gà nhiều năm ở cách đồng Bãi Đa cho biết, nuôi gà thả đồng vừa dễ lại không tốn công chăm sóc, hiệu quả thu về lại cao. Nuôi gà ngoài đồng ruộng rất nhàn, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 3 bữa thức ăn cám công nghiệp, ngô. Ngoài ra, gà còn tự kiếm tìm thức ăn thêm như rau, cỏ ngoài ruộng…
Có thể bạn quan tâm

Ông Ngô Quốc Cường, Phó bí thư Đảng ủy xã Long Trung (H.Cai Lậy), đồng thời cũng là một nông dân trồng sầu riêng, lại cho rằng giá sầu riêng tuột dốc còn có nguyên nhân do sầu riêng chính vụ chuẩn bị thu hoạch, đồng thời sầu riêng Mong Thong của Thái Lan cũng bắt đầu đưa ra thị trường nên “đụng hàng”. Hiện nhà vườn kêu giá 50.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua.

Xứ Nghệ (Nghệ An – Hà Tĩnh) là vùng đất có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất lúa nước, có nhiều vùng sản xuất trọng điểm được xem là “vựa lúa” như các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…, với nhiều giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng.

Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.

Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.

Với quy mô 1ha gồm 5 hộ tham gia, đây là những hộ đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình như: Có diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000 m2 trở lên, có nhân công lao động để chăn nuôi cá và có vốn đối ứng để đầu tư mua thức ăn. Tham gia mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực, 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột; được tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, một số loài cá truyền thống.