Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Lúa Hè Thu

Đến thời điểm này, lúa hè thu trà đầu trên địa bàn huyện Núi Thành đang giai đoạn trổ - chắc xanh, lúa sạ muộn đang giai đoạn làm đòng. Tuy nhiên, thời tiết nắng mưa xen kẽ những ngày qua làm cho rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh khô vằn phát sinh gây hại lúa trên diện rộng và gây hại cục bộ ở một số nơi, mật độ bình quân từ 300-500 con/m2, có nơi cao lên đến 2.000 con/m2. Bệnh khô vằn đang gây hại một số vùng lúa, tỷ lệ hại từ 3 - 5%, nơi cao từ 10 - 30%.
Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.
Khi phát hiện mật độ rầy trên 750 con/m2 (tức khoảng 2 con/dảnh) thì sử dụng thuốc Actara 25 Wp, Padan 95 Sp và một số thuốc đặc hiệu khác để phun trừ.
Ông Võ Duy Anh – Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện có khoảng 180ha lúa hè thu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại, tập trung ở các xã Bình Định Bắc (30ha), Bình Quý (20ha), Bình Tú (20ha), thị trấn Hà Lam (20ha), các xã còn lại bị nhiễm 5 - 10ha. Nguyên nhân sâu cuốn lá gây hại ra diện rộng là các địa phương không tập trung hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh cho nông dân, một số nơi nông dân phun thuốc không đúng liều lượng ghi trên nhãn thuốc…
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.