Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng

Ngành chức năng tỉnh và các địa phương đã thường xuyên kiểm tra, theo dõi và kịp thời hướng dẫn nông dân phương pháp phòng trừ để giảm thiểu thiệt hại trên cây trồng do dịch bệnh gây ra.
Trên cây lúa, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông gây nhiễm hơn 414ha tại các huyện Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng với tỷ lệ gây hại 3,4% - 75%, diện tích bị nhiễm tăng 328ha so với cuối năm 2014 đối với bệnh đạo ôn lá; tỷ lệ hại từ 1,2% - 12,3% và diện tích bị nhiễm tăng gần 96ha đối với bệnh đạo ôn cổ bông.
Trên cây chè, bọ xít muỗi gây hại gần 2.000ha tại các huyện Di Linh, Lâm Hà và TP Bảo Lộc với tỷ lệ gây hại từ 1,9% - 35,8%, diện tích bị hại tăng 94ha.
Trên cây rau, đã có 460ha cà chua ở Đơn Dương và Đức Trọng bị bọ xít muỗi gây hại - tăng 60ha, tỷ lệ hại từ 2,1% - 20%.
Ngoài ra, cũng trên cây cà chua, bệnh mốc sương gây hại 219,6ha tại Đơn Dương và Đức Trọng - tăng 167ha, tỷ lệ hại từ 8,7% - 40%.
Trên cây họ thập tự, bệnh sưng rễ nhiễm 321ha tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đà Lạt và Đức Trọng - tăng 176,5ha, tỷ lệ hại từ 7,1% - 40%.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, cũng vì vụ khoai môn năm nay được mùa nên giá có phần giảm, làm niềm vui của người dân không được trọn vẹn. Tuy nhiên, với mức giá và năng suất này thì người trồng khoai vẫn có nguồn thu cao hơn năm trước khoảng 2 – 3 triệu đồng/công.

Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ ngư dân làm nghề chế biến hải sản của TP. Quy Nhơn (Bình Định) với các mặt hàng như nước mắm, mực khô, cá khô ... đều trong cảnh sản xuất cầm chừng, nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu và giá đầu vào tăng.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm khuyến cáo, nhà vườn cần tỉnh táo và rút ra bài học cho mình trong việc chuyển đổi giống cây trồng nhằm tránh những trường hợp chuyển đổi ồ ạt như quả chanh dây và dự án sầu riêng Dona trước đây để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.