Nhiều khả năng nghêu chết là do biến động môi trường

Các xét nghiệm các mẫu bùn và mẫu nghêu cho thấy đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh.
Kết quả xét nghiệm mật độ vi khuẩn Vibrio sp trong mẫu bùn thu tại các sân nghêu có hiện tượng nghêu chết nhiều và sân nghêu chưa phát hiện nghêu chết có sự khác biệt. Cụ thể, tại 22 sân nghêu chết nhiều có mật độ Vibrio lần lượt là 7,1 103 CFU/g và 4,15 CFU/g. Tại sân nghêu chưa phát hiện nghêu chết 5 x 102 CFU/g.
Như vậy mật độ vi khuẩn Vibrio sp ở tại khu vực nghêu chết nhiều cao hơn gấp 14 - 83 lần so với khu vực bình thường. Tuy nhiên trong số vi khuẩn tìm thấy thì vi khuẩn có hại chiếm tỷ lệ rất thấp, nên ít khả năng gây ảnh hưởng cho nghêu nuôi. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm mô học chưa thấy có dấu hiệu biến đổi mô bệnh học qua các mẫu nghêu xét nghiệm.
Tính đến sáng ngày 30/3 đã có 161 hộ nuôi nghêu đến UBND xã khai báo có nghêu nuôi bị chết trên tổng số 187 hộ đã có đăng ký cấp sổ theo dõi nuôi nghêu. Diện tích thả nuôi 1.212,28 ha, diện tích nghêu bị chết 1.190,33 ha, ước sản lượng nghêu tổn thất (do người dân khai báo) khoảng 11.310 tấn (cỡ nghêu từ 50 - 1.000 con/kg).
Có thể bạn quan tâm

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Để có được sự đổi thay đó, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh đã xác định hướng đi rất rõ ràng, lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá từ đó làm nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.

Đó là nhận định của đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra vào ngày 30-6, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng nấm linh chi, anh Hoàng Xuân Hòa ở ấp Tân Thịnh, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã mạnh dạn áp dụng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên trại nấm gia đình anh cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Huyện hiện có hơn 80.000 dân, bao gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50% dân số. Ngoài ra, Hướng Hóa có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.