Nhiều khả năng nghêu chết là do biến động môi trường

Các xét nghiệm các mẫu bùn và mẫu nghêu cho thấy đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh.
Kết quả xét nghiệm mật độ vi khuẩn Vibrio sp trong mẫu bùn thu tại các sân nghêu có hiện tượng nghêu chết nhiều và sân nghêu chưa phát hiện nghêu chết có sự khác biệt. Cụ thể, tại 22 sân nghêu chết nhiều có mật độ Vibrio lần lượt là 7,1 103 CFU/g và 4,15 CFU/g. Tại sân nghêu chưa phát hiện nghêu chết 5 x 102 CFU/g.
Như vậy mật độ vi khuẩn Vibrio sp ở tại khu vực nghêu chết nhiều cao hơn gấp 14 - 83 lần so với khu vực bình thường. Tuy nhiên trong số vi khuẩn tìm thấy thì vi khuẩn có hại chiếm tỷ lệ rất thấp, nên ít khả năng gây ảnh hưởng cho nghêu nuôi. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm mô học chưa thấy có dấu hiệu biến đổi mô bệnh học qua các mẫu nghêu xét nghiệm.
Tính đến sáng ngày 30/3 đã có 161 hộ nuôi nghêu đến UBND xã khai báo có nghêu nuôi bị chết trên tổng số 187 hộ đã có đăng ký cấp sổ theo dõi nuôi nghêu. Diện tích thả nuôi 1.212,28 ha, diện tích nghêu bị chết 1.190,33 ha, ước sản lượng nghêu tổn thất (do người dân khai báo) khoảng 11.310 tấn (cỡ nghêu từ 50 - 1.000 con/kg).
Có thể bạn quan tâm

Với cách làm nghiêm túc, quy trình được khép kín và giám sát chặt chẽ, ĐTHT được nuôi cấy phát triển tốt và cho thu hoạch 30-40 gr (nấm và cơ chất)/hũ.

Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước.

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Thủy, Tổng GĐ Cty TNHH MTV Sông Chu, đơn vị được giao trọng trách quản lý, vận hành “túi nước” khổng lồ Cửa Đạt đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và chống hạn cho hàng chục nghìn ha đất SX nông nghiệp vào mùa khô.

Máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg.