Nhiều hộ nuôi cá bè chưa nhận tiền hỗ trợ di dời

Tuy nhiên, cũng theo Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay mới chỉ có trên 20 hộ nhận tiền hỗ trợ di dời, số còn lại vẫn chưa có hồ sơ gửi về phòng để được xét duyệt.
Được biết, nguyên nhân chậm trễ là do một số hộ còn đang thương lượng để hoán đổi vị trí bè cá cho nhau. Hiện thành phố đang tích cực vận động bà con đã di dời sớm hoàn thành hồ sơ để được nhận tiền hỗ trợ.
Theo quy định, mỗi hộ nuôi cá bè sau khi di dời xong phải lập hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí để cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Theo đó, mỗi hộ sẽ được nhận 900 ngàn đồng từ nguồn kinh phí của UBND TP.Biên Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó vào tháng 7-2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và năm hộ đợt đầu thu được 11 con bê lai Red Angus.

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.

Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…