Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá

Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá
Ngày đăng: 13/04/2012

Thời điểm này, hàng trăm hộ trồng dưa hấu ở các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai đang lao đao vì giá dưa hấu xuống thấp.

Đầu vụ năm nay, giá dưa hấu nằm ở mức cao, dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Dù lỗ nhưng nhiều hộ vẫn phải ngậm ngùi bán sản phẩm để đầu tư cho vụ sau hoặc chuyển sang trồng cây nông nghiệp khác.

Giá thấp xuất phát từ việc các nhà buôn, chủ yếu từ Trung Quốc hạn chế nhập hàng, khiến các thương lái hạn chế thu mua của nông dân.

Anh Nguyễn Văn Đông - người trồng dưa, ở xã Tú An, thị xã An Khê cho biết năm nay gia đình anh trồng hơn 1 ha. Anh đã đầu tư hơn 85 triệu đồng cho các khoản chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu... và thu được gần 30 tấn quả. Anh ký hợp đồng trước đó nửa tháng nên bán được giá 1.500 đồng/kg. Trừ chi phí chăm sóc, đầu tư gia đình anh vẫn lỗ gần 50 triệu đồng/ha.

Cũng giống như gia đình anh Đông, nhiều hộ gia đình ở các huyện vùng Đông như Kông Chro, K’Bang, Đắk Pơ, thị xã An Khê đang lâm vào cảnh thua lỗ. Thậm chí nhiều hộ không bán được sản phẩm vì giá xuống thấp.

Ông Cà Văn Đồng, một thương lái chuyên thu mua dưa hấu ở miền Trung - Tây Nguyên cho biết dưa hấu được thu mua rồi chở đi cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn rồi đưa sang Trung Quốc. Giá dưa hấu xuống thấp khiến nhiều thương lái dù đã đặt cọc tiền cho các nhà vườn nhưng đành phải ngừng thu mua, bỏ tiền cọc bởi nếu thu mua sẽ càng thêm lỗ và cũng chưa chắc bán được hàng.

Những năm gần đây, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai như Kang, Đắc Pơ, Kong Chro và thị xã An Khê phát triển trồng dưa hấu khá mạnh nhưng chủ yếu tự phát, không theo quy hoạch của ngành nông nghiệp. Trong khi đó, dưa hấu là cây trồng bấp bênh, nông dân rất dễ bị thua lỗ. 

Có thể bạn quan tâm

Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

25/07/2015
Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả

Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.

25/07/2015
Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp

Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.

25/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...

25/07/2015
Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn

Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

25/07/2015