Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá

Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá
Ngày đăng: 13/04/2012

Thời điểm này, hàng trăm hộ trồng dưa hấu ở các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai đang lao đao vì giá dưa hấu xuống thấp.

Đầu vụ năm nay, giá dưa hấu nằm ở mức cao, dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Dù lỗ nhưng nhiều hộ vẫn phải ngậm ngùi bán sản phẩm để đầu tư cho vụ sau hoặc chuyển sang trồng cây nông nghiệp khác.

Giá thấp xuất phát từ việc các nhà buôn, chủ yếu từ Trung Quốc hạn chế nhập hàng, khiến các thương lái hạn chế thu mua của nông dân.

Anh Nguyễn Văn Đông - người trồng dưa, ở xã Tú An, thị xã An Khê cho biết năm nay gia đình anh trồng hơn 1 ha. Anh đã đầu tư hơn 85 triệu đồng cho các khoản chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu... và thu được gần 30 tấn quả. Anh ký hợp đồng trước đó nửa tháng nên bán được giá 1.500 đồng/kg. Trừ chi phí chăm sóc, đầu tư gia đình anh vẫn lỗ gần 50 triệu đồng/ha.

Cũng giống như gia đình anh Đông, nhiều hộ gia đình ở các huyện vùng Đông như Kông Chro, K’Bang, Đắk Pơ, thị xã An Khê đang lâm vào cảnh thua lỗ. Thậm chí nhiều hộ không bán được sản phẩm vì giá xuống thấp.

Ông Cà Văn Đồng, một thương lái chuyên thu mua dưa hấu ở miền Trung - Tây Nguyên cho biết dưa hấu được thu mua rồi chở đi cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn rồi đưa sang Trung Quốc. Giá dưa hấu xuống thấp khiến nhiều thương lái dù đã đặt cọc tiền cho các nhà vườn nhưng đành phải ngừng thu mua, bỏ tiền cọc bởi nếu thu mua sẽ càng thêm lỗ và cũng chưa chắc bán được hàng.

Những năm gần đây, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai như Kang, Đắc Pơ, Kong Chro và thị xã An Khê phát triển trồng dưa hấu khá mạnh nhưng chủ yếu tự phát, không theo quy hoạch của ngành nông nghiệp. Trong khi đó, dưa hấu là cây trồng bấp bênh, nông dân rất dễ bị thua lỗ. 

Có thể bạn quan tâm

Diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn (Bình Định) giảm mạnh Diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn (Bình Định) giảm mạnh

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.

14/04/2015
Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

14/04/2015
Nuôi tôm hùm như đánh bạc! Nuôi tôm hùm như đánh bạc!

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc

14/04/2015
Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

14/04/2015
Mùa sứa này... Mùa sứa này...

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

14/04/2015