Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Trong Vèo Mùa Nước Lũ

Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Trong Vèo Mùa Nước Lũ
Ngày đăng: 10/10/2013

Bởi hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá trong vèo mùa nước lũ khá cao nên năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá trong vèo.

Hiện tại các xã Thạnh Quới, Phú Quới, Hòa Phú, Lộc Hòa, Tân Hạnh, bà con nông dân đang thực hiện phong trào nuôi cá lóc và cá rô trong vèo để thêm thu nhập. Theo Trạm Khuyến nông huyện Long Hồ, ước tổng sản lượng nuôi cá trong vèo trên địa bàn huyện hơn 100 ngàn con. Trung bình mỗi hộ dân nuôi từ 500 đến 1.000 con cá giống.

Theo những hộ nuôi: Nuôi cá lóc và cá rô khá đơn giản. Sau khi mua cá giống đem về, người nuôi làm một cái vèo rồi thả nuôi. Trung bình, trong diện tích từ 8- 12m2 có thể thả nuôi 1.000 con cá. Thức ăn cho cá cũng rất dễ kiếm, chủ yếu là thức ăn sẵn có ngoài đồng ruộng như cua, ốc bươu vàng bằm nhuyễn.

Ưu điểm của nuôi cá trong vèo là vừa tránh được hao hụt vừa dễ theo dõi, chăm sóc. Hiện giá cá lóc nuôi trên thị trường có giá từ 30.000- 35.000 đ/kg, giá cá rô nuôi từ 32.000- 36.000 đ/kg. Trung bình nuôi 1.000 con cá sau 2,5 tháng sẽ thu lãi từ 2- 2,5 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

24/07/2015
Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

24/07/2015
40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP 40 cơ sở nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

24/07/2015
Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

24/07/2015
Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

24/07/2015