Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Trong Vèo Mùa Nước Lũ

Bởi hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá trong vèo mùa nước lũ khá cao nên năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá trong vèo.
Hiện tại các xã Thạnh Quới, Phú Quới, Hòa Phú, Lộc Hòa, Tân Hạnh, bà con nông dân đang thực hiện phong trào nuôi cá lóc và cá rô trong vèo để thêm thu nhập. Theo Trạm Khuyến nông huyện Long Hồ, ước tổng sản lượng nuôi cá trong vèo trên địa bàn huyện hơn 100 ngàn con. Trung bình mỗi hộ dân nuôi từ 500 đến 1.000 con cá giống.
Theo những hộ nuôi: Nuôi cá lóc và cá rô khá đơn giản. Sau khi mua cá giống đem về, người nuôi làm một cái vèo rồi thả nuôi. Trung bình, trong diện tích từ 8- 12m2 có thể thả nuôi 1.000 con cá. Thức ăn cho cá cũng rất dễ kiếm, chủ yếu là thức ăn sẵn có ngoài đồng ruộng như cua, ốc bươu vàng bằm nhuyễn.
Ưu điểm của nuôi cá trong vèo là vừa tránh được hao hụt vừa dễ theo dõi, chăm sóc. Hiện giá cá lóc nuôi trên thị trường có giá từ 30.000- 35.000 đ/kg, giá cá rô nuôi từ 32.000- 36.000 đ/kg. Trung bình nuôi 1.000 con cá sau 2,5 tháng sẽ thu lãi từ 2- 2,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.