Nhiều Hộ Dân Nuôi Cá Trong Vèo Mùa Nước Lũ

Bởi hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá trong vèo mùa nước lũ khá cao nên năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá trong vèo.
Hiện tại các xã Thạnh Quới, Phú Quới, Hòa Phú, Lộc Hòa, Tân Hạnh, bà con nông dân đang thực hiện phong trào nuôi cá lóc và cá rô trong vèo để thêm thu nhập. Theo Trạm Khuyến nông huyện Long Hồ, ước tổng sản lượng nuôi cá trong vèo trên địa bàn huyện hơn 100 ngàn con. Trung bình mỗi hộ dân nuôi từ 500 đến 1.000 con cá giống.
Theo những hộ nuôi: Nuôi cá lóc và cá rô khá đơn giản. Sau khi mua cá giống đem về, người nuôi làm một cái vèo rồi thả nuôi. Trung bình, trong diện tích từ 8- 12m2 có thể thả nuôi 1.000 con cá. Thức ăn cho cá cũng rất dễ kiếm, chủ yếu là thức ăn sẵn có ngoài đồng ruộng như cua, ốc bươu vàng bằm nhuyễn.
Ưu điểm của nuôi cá trong vèo là vừa tránh được hao hụt vừa dễ theo dõi, chăm sóc. Hiện giá cá lóc nuôi trên thị trường có giá từ 30.000- 35.000 đ/kg, giá cá rô nuôi từ 32.000- 36.000 đ/kg. Trung bình nuôi 1.000 con cá sau 2,5 tháng sẽ thu lãi từ 2- 2,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Để hoàn thành việc thả nuôi 400 ha vụ tôm xuân – hè 2014, các chủ đầm nuôi trên địa bàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cần khoảng 28 triệu con tôm giống.

Thị trường Nga vẫn tiếp tục đóng chặt cửa đối với cá tra Việt Nam, cho dù trước đó các cơ quan có liên quan ở Việt Nam dự báo thị trường này sẽ mở cửa chậm nhất vào cuối tháng 4-2014. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, không biết khi nào cá tra của Việt Nam mới có thể quay lại thị trường Nga.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã hoàn thành thu hoạch 26.854ha lúa vụ đông xuân 2013-2014 với năng suất lúa bình quân 70,2 tạ/ha, tăng hơn vụ đông xuân năm trước 2,7 tạ/ha và đạt cao nhất từ trước đến nay.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lên kế hoạch chuyển đổi 204.000 héc ta đất sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sang trồng màu các loại, trong đó sẽ dành 53.000 héc ta cho trồng bắp để dần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Định hướng đã rõ nhưng giải pháp đảm bảo đầu ra, giá cả ổn định có lợi cho người nông dân vẫn còn mù mờ.

Mô hình cánh đồng mía mẫu sử dụng cơ giới được triển khai tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) với năng suất đạt gần 100 tấn/ha.