Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Dân Bò Nuôi Heo Sang Nuôi Lươn

Nhiều Hộ Dân Bò Nuôi Heo Sang Nuôi Lươn
Ngày đăng: 16/06/2013

Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn cuối, với giá sang cho thương lái tại nhà ông là 110.000 đồng/kg. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi lươn. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân mà gia đình ông Thành đạt được trong mỗi đợt nuôi lươn của những năm gần đây.

Ông Thành khẳng định, thời gian qua việc nuôi lươn có lợi hơn nhiều so với nuôi heo. Chính vì thế mà nhiều hộ dân ở xã An Hòa đã bỏ nghề nuôi heo chuyển qua nuôi lươn, biến chuồng heo thành hồ nuôi lươn, trong đó có gia đình ông Thành. Trước năm 2009, nhà ông Thành có một chuồng nuôi heo với 5 ngăn riêng biệt.

Trong chuồng, thường gia đình ông thả 2 con heo nái và khoảng 30 con heo thịt, theo quy trình heo mẹ đẻ ra heo con, nuôi heo con bán heo thịt. Nhưng rồi việc chăn nuôi heo ngày càng khó khăn “từ huề đến lỗ vốn”, nên gia đình ông không nuôi heo nữa. Sau một thời gian tìm hiểu nghề nuôi lươn, năm 2009, ông Thành quyết định cải tạo chuồng nuôi heo thành các hồ nuôi lươn. Năm đầu tiên ông làm thí điểm 3 hồ nuôi lươn, với kích cỡ mỗi hồ là 6m2 (2m x3m).

Sau đó ông xuống chợ đầu mối Bình Điền (thành phố Hồ Chí Minh) mua 800kg lươn giống với giá 50.000 đồng/kg về thả nuôi. Bước đầu, do chưa có kinh nghiệm nên lươn bị hao hụt nhiều, nhưng những con còn lại cũng phát triển tốt. Sau 8 tháng thả nuôi, ông Thành thu hoạch lươn. Lúc đó giá lươn ông bán được 90.000 đồng/kg. Trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được 17 triệu đồng.

Tuy mức lời này cũng không cao, nhưng so với nuôi heo trước đây thì nuôi lươn có thu nhập khá hơn nhiều. Từ đó, sang năm 2010, ông Thành mua vật tư về cải tạo toàn bộ chuồng nuôi heo thành 10 hồ nuôi lươn và thả nuôi 1.800kg lươn giống. Lươn giống ông cũng mua loại lươn xô từ chợ Bình Điền. Theo ông Thành, mua lươn giống loại này rẻ, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao. Bình quân mỗi đợt nuôi lươn (từ 8- 9 tháng), gia đình ông Thành thu lãi được khoảng 80 triệu đồng.

Ông Thành cho biết thêm, việc nuôi lươn không bùn trong hồ nước sạch cũng khá dễ dàng. Sau khi xây hồ xong, cần vệ sinh hồ cho sạch. Sau đó thả 3 vĩ làm bằng cây le (giống như đóng vạt giường) chồng lên nhau vào hồ để làm chỗ cho lươn nằm và thả mồi cho lươn ăn. Thức ăn cho lươn là cá biển xay. Mỗi ngày cho lươn ăn một lần, vào một giờ nhất định. Và mỗi ngày phải thay nước hồ nuôi một lần, sau khi cho lươn ăn khoảng 5 giờ. Nước xả ra từ các hồ nuôi lươn được cho xuống một cái hồ ngầm. Dưới hồ này thả nuôi cá trê lai. Cá trê lai là loại chịu ăn tạp, nó sẽ ăn hết thức ăn thừa của lươn được xả ra. Từ đó người nuôi không cần phải cho cá trê lai ăn mà vẫn có thêm nguồn thu nhập.

Với vai trò là Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Nguyễn Chánh Thành sẵn sàng giúp đỡ hướng dẫn cách cải tạo chuồng nuôi heo thành hồ nuôi lươn và trao đổi kinh nghiệm nuôi lươn cho bà con nông dân trong xã. Hiện nay, ngoài hộ ông Thành ra, còn có khoảng 10 hộ nông dân khác ở xã An Hòa cũng đã tiến hành cải tạo chuồng nuôi heo thành hồ nuôi lươn. Người nuôi nhiều nhất là 20 hồ, người nuôi ít nhất là 5 hồ. Tuy nhiên, theo ông Thành, việc nuôi lươn cũng không tránh khỏi khó khăn trong khâu đầu ra. Giá lươn cũng do thương lái quyết định, nên lên xuống cũng thất thường.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.

05/09/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

29/08/2014
Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.

05/09/2014
Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ "Vàng Trắng"

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

29/08/2014
Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.

05/09/2014