Nhiều diện tích lúa tôm bị thiệt hại do nắng nóng mặn xâm nhập

Nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) cấy lúa trên đất tôm.
Tổng diện tích sản xuất lúa - tôm của tỉnh Bạc Liêu hơn 21.960ha, nhưng đến nay nông dân chỉ mới xuống giống hơn 11.620ha.
Đặc biệt, diện tích lúa - tôm ở một số địa phương bị thiệt hại nặng do nắng nóng và xâm nhập mặn.
Đơn cử như huyện Hồng Dân có gần 4.550ha lúa - tôm, trong đó có 2.917ha bị thiệt hại trên 70%, trên 1.620ha bị thiệt hại từ 30 - 70%.
Sản xuất lúa - tôm năm nay gặp nhiều khó khăn do nước mặn đến sớm, ăn sâu vào nội đồng.
Tuy vào mùa mưa, nhưng nhiều nơi ở vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân độ mặn vẫn còn khá cao, từ 5 - 6%.
Có thể bạn quan tâm

Giá mua cau non tăng cao là điều bất thường nên nhiều nhà vườn cũng như người đi thu mua ở ĐBSCL đều cảnh giác.

Mới đây, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã tổ chức cấp cây giống cam, quýt ghép cho nhân dân xã Dương Phong.

Mùa mưa lũ cũng là thời điểm gỗ lậu ào ạt tuồn về xuôi. Vì thế, nhiệm vụ đấu tranh, giữ bình yên cho rừng của lực lượng kiểm lâm trở nên vất vả hơn bao giờ hết.

Chỉ trong chín tháng đầu năm 2015, với khoảng 740.000 tấn cao su xuất khẩu, ngành cao su VN bị mất hơn… 40.000 tỉ đồng nếu so với giá bình quân cùng thời điểm vào năm 2011.

Mặc dù được coi là hạt “ngọc” của Việt Nam, nhưng do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo Việt đang rơi vào tình trạng 3 “không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.