Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Kết quả có 7 con khỏi bệnh, 2 con bị chết. Cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y huyện Núi Thành đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chữa bệnh cho trâu, bò; đồng thời hướng dẫn chủ hộ tiêu độc, khử trùng xử lý mầm bệnh. Qua triệu chứng lâm sàng, cán bộ trạm thú y chẩn đoán số bò trên mắc bệnh viêm ruột, tiêu chảy.
Cùng thời gian này, Trạm Thú y huyện Núi Thành nhận được tin báo của Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y tỉnh) về việc chó cắn chết người tại xã Tam Anh Nam. Trạm Thú y huyện đang phối hợp với cán bộ Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Anh Nam kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Theo lời khai của ông Phạm Quang Bích (chủ hộ có nuôi 1 con chó trên 36 tháng tuổi), năm 2015 con chó này chưa được tiêm phòng. Vào ngày 16.4.2015 con chó này bỏ nhà đi, sau một ngày lại trở về bỏ ăn, ủ rũ và chết sau đó 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, vật nuôi này đã cắn 4 người, riêng ông B. T. B. sau 59 ngày bị chó cắn thì phát bệnh và chết ngày 17.6.2015. Trước khi chết ông có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại như sợ nước, sợ ánh sáng. Ba người còn lại đã đi tiêm phòng vắc xin dại.
Trước tình hình trên, Trạm Thú y huyện Núi Thành đã phối hợp với Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Giang, Tam Anh Nam triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi; chú trọng công tác điều tra dịch tễ, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh với phương châm “phát hiện sớm, điều trị kịp thời, xử lý đồng bộ” để hạn chế dịch bệnh lây lan diện rộng. Trạm Thú y huyện Núi Thành cũng đề nghị Chi cục Thú y tỉnh sớm cung ứng vắc xin dại chó để trạm tiếp tục thực hiện công tác tiêm phòng bệnh dại năm 2015 trên địa bàn huyện; đề nghị UBND huyện Núi Thành chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm nội dung các công văn của huyện về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Chưa đầy 5 tháng sau, giá cao su tụt nhanh chỉ còn ở mức bình quân 42 triệu đồng/tấn, giảm đến 10 triệu đồng/tấn khiến cả doanh nghiệp và nhà vườn lao đao…

Vụ xuân năm nay, nông dân hai xã An Hà và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu và Chế biến nông - lâm sản Hải Dương trồng 30 ha ngô ngọt xuất khẩu.

Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.