Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Kết quả có 7 con khỏi bệnh, 2 con bị chết. Cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y huyện Núi Thành đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chữa bệnh cho trâu, bò; đồng thời hướng dẫn chủ hộ tiêu độc, khử trùng xử lý mầm bệnh. Qua triệu chứng lâm sàng, cán bộ trạm thú y chẩn đoán số bò trên mắc bệnh viêm ruột, tiêu chảy.
Cùng thời gian này, Trạm Thú y huyện Núi Thành nhận được tin báo của Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y tỉnh) về việc chó cắn chết người tại xã Tam Anh Nam. Trạm Thú y huyện đang phối hợp với cán bộ Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Anh Nam kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Theo lời khai của ông Phạm Quang Bích (chủ hộ có nuôi 1 con chó trên 36 tháng tuổi), năm 2015 con chó này chưa được tiêm phòng. Vào ngày 16.4.2015 con chó này bỏ nhà đi, sau một ngày lại trở về bỏ ăn, ủ rũ và chết sau đó 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, vật nuôi này đã cắn 4 người, riêng ông B. T. B. sau 59 ngày bị chó cắn thì phát bệnh và chết ngày 17.6.2015. Trước khi chết ông có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại như sợ nước, sợ ánh sáng. Ba người còn lại đã đi tiêm phòng vắc xin dại.
Trước tình hình trên, Trạm Thú y huyện Núi Thành đã phối hợp với Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Giang, Tam Anh Nam triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi; chú trọng công tác điều tra dịch tễ, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh với phương châm “phát hiện sớm, điều trị kịp thời, xử lý đồng bộ” để hạn chế dịch bệnh lây lan diện rộng. Trạm Thú y huyện Núi Thành cũng đề nghị Chi cục Thú y tỉnh sớm cung ứng vắc xin dại chó để trạm tiếp tục thực hiện công tác tiêm phòng bệnh dại năm 2015 trên địa bàn huyện; đề nghị UBND huyện Núi Thành chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm nội dung các công văn của huyện về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…