Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Địa Phương Chuyển Đất Lúa Năng Suất Thấp Sang Trồng Sen

Nhiều Địa Phương Chuyển Đất Lúa Năng Suất Thấp Sang Trồng Sen
Ngày đăng: 16/07/2014

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen.

Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành… nhiều hộ dân đã chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.

Có hơn 70% diện tích người dân trồng sen trắng để lấy ngó và diện tích còn lại trồng sen hồng để lấy gương. Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, năng suất từ 100-150 kg ngó thương phẩm/ha, giá bán tại ruộng cho thương lái từ 14.000 - 16.000 đồng/kg.

Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60-70kg/ha, giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Nhu cầu thị trường của ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đồng/ha/vụ.

Sen rất dễ trồng, nhất là trên vùng đất Đồng Tháp Mười, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp. Thời vụ một mùa sen khoảng 100 ngày, rất phù hợp trồng luân canh 2 vụ lúa- một vụ sen, vừa né lũ, vừa có tác dụng cải tạo đất, cắt đứt mầm bệnh để vụ lúa sau sản xuất thuận lợi hơn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

06/08/2015
Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

06/08/2015
Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

06/08/2015
Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

06/08/2015
Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015 Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

06/08/2015