Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
Ngày đăng: 13/10/2015

Nông - thủy sản sụt giảm

Đánh giá về tình hình xuất khẩu trong 9 tháng qua, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu của các DN FDI (không kể dầu thô) đạt 82,2 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 68,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 19,2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó nhóm hàng nông - thuỷ sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, nhóm hàng nông - thủy sản xuất khẩu có kim ngạch sụt giảm là do nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Ngoài ra, đồng USD lên giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới, trong đó có những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam như Ấn Độ (xuất khẩu tôm), Braxin (xuất khẩu cà phê)… đã tạo thêm sức ép cạnh tranh cho nông - thủy sản của Việt Nam, dẫn tới sự sụt giảm kim ngạch của thủy sản, cà phê, cao su và gạo.

Trong các tháng cuối năm, dự báo gạo sẽ có nhiềuthuận lợi hơn khi thị trường có hợp đồng tập trung như Philippines trở lại nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Dự kiến tổng lượng xuất khẩu gạo cả năm đạt khoảng 6,5 triệu tấn, trị giá 431 triệu USD. Với thủy sản, dự kiến kim ngạch cả năm sẽ đạt 6,8 tỷ USD, các ngành khác như cà phê, cao su… cũng dự báo sẽ có sự bứt phá hơn.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do các nước phát triển và các thị trường lân cận như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… đang ngày càng gia tăng xu hướng phòng vệ thương mại để tạo rào cản, bảo hộ sản xuất trong nước. Vì vậy, DN cần chú ý, chủ động trong ứng phó và nghiên cứu phát triển thị trường.

Nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các tháng cuối năm, bà Trần Thị Thúy Hoa – Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam - đề xuất, ngoài sự nỗ lực của DN trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước bằng việc chỉ định một cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng cao su xuất khẩu.

Khi kiểm soát tốt về chất lượng, sức cạnh tranh của ngành sẽ tăng lên, từ đó tiếp cận thị trường sẽ tốt hơn.

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex - kiến nghị, muốn giữ giá cà phê cần sự hợp tác giữa Hiệp hội Cà phê Việt Nam với Hiệp hội cà phê các nước xuất khẩu khác.

Để làm được cần có bóng dáng của cơ quan Chính phủ ở phía sau hỗ trợ.

Với kinh nghiệm giữ giá của ngành hồ tiêu, ông Trần Đức Tụng - Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - cho rằng muốn nâng cao giá trị xuất khẩu, tạo thuận lợi cho DN thì việc xác định thông tin thị trường một cách chuẩn xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng và vai trò này thuộc về Hiệp hội.

Suốt nhiều năm nay, ngành hồ tiêu luôn đạt giá trị kim ngạch năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận của DN, nông dân cùng tăng là do Hiệp hội đã làm tốt công tác dự báo cung - cầu, thông tin nhanh về giá thị trường tới DN và nông dân.

Đặc biệt, Hiệp hội luôn đi khảo sát thực tế tại các vùng trồng hồ tiêu để nắm bắt thông tin thực tế, qua đó có những giải pháp đúng đắn cho ngành.

Còn theo bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương An Giang - muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần có giải pháp cụ thể cho DN tiếp cận nguồn vốn, đồng thời các Hiệp hội, ngành hàng cần thể hiện vai trò rõ nét hơn trong việc hỗ trợ DN mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu…

Ngoài ra, bản thân các DN cũng phải xác định rõ vai trò của thị trường nội địa để có hướng thâm nhập hiệu quả, tạo đầu ra ổn định cho hàng hóa sản xuất.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Bộ Công Thương sẽ ghi nhận tất cả những giải pháp, đề xuất của DN, Hiệp hội và trao đổi với Tổ điều hành xuất khẩu liên ngành để đưa ra hướng giải quyết kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp DN đẩy mạnh xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

20/08/2012
Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng” Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng”

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

02/08/2013
Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật) Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật)

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

15/04/2013
Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra Giải Nguy Người Nuôi Cá Tra

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

02/08/2013
Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

22/08/2012