Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong những năm gần đây, Hội NDVN đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với gần 50 tổ chức nông dân, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
Cùng với đó, Hội đã tổ chức hàng trăm đoàn cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, dự hội nghị, hội thảo và lao động có thời hạn ở nước ngoài; vận động được gần 17 triệu USD tài trợ để triển khai các chương trình, dự án.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (giữa) trao Kỷ niệm chương “Vì giai cấp Nông dân Việt Nam” cho các cá nhân có nhiều đóng góp đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Hội NDVN.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội NDVN nhìn chung chưa chủ động, mới tập trung ở cấp T.Ư; quan hệ hữu nghị là chủ yếu, chưa có nhiều đối tác và nhà tài trợ; nguồn lực vận động được còn rất nhỏ so với nhu cầu của hội viên, nông dân và vị thế của Hội.
Tham luận tại buổi tọa đàm, ông Trần Trung Thành – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong 5 năm qua Hội ND Hà Tĩnh đã tổ chức và phối hợp thực hiện khoảng 35 hoạt động liên quan tới các tổ chức quốc tế mang lại hiệu quả cao.
“Trước khi triển khai phải tiến hành nghiên cứu chọn phương án tối ưu cho các hoạt động, đồng thời lồng ghép hiệu quả trong phong trào và các chương trình công tác Hội.
Hiện nay các chương trình, dự án của Hội đều được cung cấp đầy đủ thông tin, tạo sự tin tưởng cần thiết trước khi đi vào vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện” – ông Thành chia sẻ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, ông Phan Anh Sơn – Trưởng ban Điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) cho rằng, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài.
Xu thế viện trợ, hợp tác cho Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới vẫn còn rất nhiều, nhất là với Hội ND, bởi lĩnh vực, địa bàn ưu tiên của Hội ND rất phù hợp với xu thế lựa chọn của các tổ chức quốc tế.
Hội ND thuận lợi hơn là có cơ cấu tổ chức ngành dọc T.Ư cho tới tận cấp xã.
Nếu Hội ND phát huy được hệ thống tổ chức của mình, cải thiện cơ chế phối hợp, cơ hội thành công sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.

Thanh long được tỉnh xác định là một trong 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sở Công thương cũng đã có Quyết định 264/QĐ-SCT ngày 11-8-2014 phê duyệt báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tỉnh Tiền Giang. Việc nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị thanh long này là việc làm cần thiết để có những đề xuất về các giải pháp tăng giá trị gia tăng, phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị thanh long.

Bà Tư Bông cho biết, hiện nay 2 công sa pô của bà đang vào đợt thu hoạch rộ. Sau khi thu hoạch xong lứa sa pô này, bà sẽ bón phân để thúc lứa sa pô kế tiếp cho thu hoạch rộ đúng thời điểm Tết; đồng thời bảo đảm về năng suất và chất lượng. Bởi bên cạnh nhu cầu cao về số lượng, thị trường Tết có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.

Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuy Đức đã thí điểm trồng 2 giống khoai lang siêu cao sản là HNV1 và HNV2 trên diện tích 3 ha ở 3 xã Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Đắk Búk So. Sau hơn 3 tháng triển khai, hiện nay, các hộ dân tham gia mô hình đã thu hoạch và năng suất đạt cao gấp 3 – 4 lần so với các giống khoai khác.

Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trong 10 năm qua, đơn vị đã xây dựng được 24 loại mô hình với tổng quy mô là hơn 1.660 ha cây trồng các loại và 1.800 đầu con gia súc, 46.800 con gia cầm, hơn 21 ha ao cá và 24 chiếc máy sấy nông sản, thu hút gần 6.600 lượt hộ tham gia, trong đó có 38,5% lượt hộ là người dân tộc thiểu số; tổ chức gần 22.600 lớp tập huấn với hơn 90.000 lượt học viên tham gia…