Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong những năm gần đây, Hội NDVN đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với gần 50 tổ chức nông dân, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
Cùng với đó, Hội đã tổ chức hàng trăm đoàn cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, dự hội nghị, hội thảo và lao động có thời hạn ở nước ngoài; vận động được gần 17 triệu USD tài trợ để triển khai các chương trình, dự án.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (giữa) trao Kỷ niệm chương “Vì giai cấp Nông dân Việt Nam” cho các cá nhân có nhiều đóng góp đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Hội NDVN.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội NDVN nhìn chung chưa chủ động, mới tập trung ở cấp T.Ư; quan hệ hữu nghị là chủ yếu, chưa có nhiều đối tác và nhà tài trợ; nguồn lực vận động được còn rất nhỏ so với nhu cầu của hội viên, nông dân và vị thế của Hội.
Tham luận tại buổi tọa đàm, ông Trần Trung Thành – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong 5 năm qua Hội ND Hà Tĩnh đã tổ chức và phối hợp thực hiện khoảng 35 hoạt động liên quan tới các tổ chức quốc tế mang lại hiệu quả cao.
“Trước khi triển khai phải tiến hành nghiên cứu chọn phương án tối ưu cho các hoạt động, đồng thời lồng ghép hiệu quả trong phong trào và các chương trình công tác Hội.
Hiện nay các chương trình, dự án của Hội đều được cung cấp đầy đủ thông tin, tạo sự tin tưởng cần thiết trước khi đi vào vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện” – ông Thành chia sẻ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, ông Phan Anh Sơn – Trưởng ban Điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) cho rằng, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài.
Xu thế viện trợ, hợp tác cho Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới vẫn còn rất nhiều, nhất là với Hội ND, bởi lĩnh vực, địa bàn ưu tiên của Hội ND rất phù hợp với xu thế lựa chọn của các tổ chức quốc tế.
Hội ND thuận lợi hơn là có cơ cấu tổ chức ngành dọc T.Ư cho tới tận cấp xã.
Nếu Hội ND phát huy được hệ thống tổ chức của mình, cải thiện cơ chế phối hợp, cơ hội thành công sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.