Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ

Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ
Ngày đăng: 19/11/2015

Đây chính là cơ hội lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng này.

Theo Vụ thị trường châu Mỹ, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục vì đây là quốc gia có dân số đông (khoảng 310 triệu người).

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam có nhiều thuận lợi do xu hướng đa dạng nguồn cung ở nước này, cộng đồng khoảng 1,5 triệu người Việt là thị trường tiêu thụ quan trọng và cầu nối đưa hàng Việt Nam sang.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng mang tính bổ sung, ngoài một số ít mặt hàng mang tính cạnh tranh về nông nghiệp, hầu hết các mặt hàng công nghiệp Việt Nam đang có thế mạnh là những mặt hàng Hoa Kỳ đang có nhu cầu nhập khẩu.

Dẫn chứng cụ thể, Vụ thị trường châu Mỹ thông tin, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 36,3 tỷ USD trong năm 2014.

Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là dệt may (chiếm trên 34% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam), giày dép (chiếm gần 12%), đồ gỗ (chiếm gần 8%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm trên 7%), thủy sản. Trong đó, giày dép và hàng dệt may là những mặt hàng chiếm thị phần khá cao tại Hoa Kỳ, lần lượt là 13% và gần 9%.

Đáng chú ý, dù xuất siêu nhưng tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ nên miếng bánh thị trường dành cho các DN Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ cho biết, khi TPP được ký kết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ với Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu lại chưa có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ.

Song khi xuất khẩu qua thị trường này DN Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự cạnh tranh quyết liệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, hệ thống luật lệ phức tạp, hàng rào thương mại và kỹ thuật nghiêm ngặt kể cả tiêu chuẩn lao động và môi trường…

Ngoài ra, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế dự báo sẽ tăng, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, đối với các DN, có thể TPP là cơ hội với DN này nhưng lại là thách thức với DN khác.

Điển hình như đối với DN dệt may, có một vài Hiệp hội tại các nước trong khối TPP đã có kế hoạch sang Việt Nam để mua hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ - đây là cơ hội cho các DN.

Tuy nhiên một số DN khác lại vào Việt Nam để đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đây sẽ là thách thức rất lớn.

Làm sao để trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ, ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.

Hồ Chí Minh cho hay, các DN cần tính toán thời gian chính xác cho các bước vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ để giảm bớt chi phí sao cho tối ưu nhất.

Chính phủ Việt Nam cũng cần có những cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính, dịch vụ và hạ tầng để rút ngắn thời gian cho DN.

Theo ông Herb Cochran, muốn xuất khẩu trực tiếp vào Mỹ, các DN phải đăng ký số A-D-U-N-S, mã số này giúp chứng minh sự hiện hữu của công ty và nguồn gốc hàng hóa, đồng thời, chúng còn giúp đối tác trên toàn cầu biết được bạn là một DN đáng tín cậy.

Còn theo Vụ thị trường châu Mỹ, các DN phải sản xuất ra các sản phẩm có giá thành cạnh tranh thì mới có thể đứng vững tại thị trường này vì nếu không có giá thành cạnh tranh, không giảm được giá bán thì việc giảm thuế cũng không còn ý nghĩa.

Bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả, muốn chiếm lĩnh được thị trường khó tính này, các DN cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu về thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa ổn định vì nhu cầu nhập khẩu của thị trường rất lớn…


Có thể bạn quan tâm

Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

21/11/2014
Vấn Đề Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu Vấn Đề Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

21/11/2014
Nam Miền Trung Chia Sẻ Cùng Ngành Tôm Nam Miền Trung Chia Sẻ Cùng Ngành Tôm

Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước.

21/11/2014
Mía “Đắng” Vì Đường... Lậu Mía “Đắng” Vì Đường... Lậu

Theo thông báo từ đầu vụ của Công ty mía đường Trà Vinh, công ty sẽ thu mua mía nguyên liệu ngay tại nhà máy với giá 875.000 đồng/tấn mía đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

22/11/2014
Nhiều Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Sang Nga Nhiều Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Sang Nga

Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.

22/11/2014