Nhiều Biện Pháp Chỉ Đạo Cho Vụ Mùa

Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.
Trong đó, chú trọng đưa vào đồng ruộng các giống lúa mới có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng. Đồng thời, áp dụng KHKT vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích.
Huyện chỉ đạo các địa phương ổn định diện tích gieo cấy lúa lai, tập trung gieo cấy chủ yếu các giống BTE1, N.ưu 89, Bác ưu 903 KBL; Tăng diện tích lúa chất lượng cao như: Nếp BM 9603, nếp cái hoa vàng, Bắc thơm... Tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa mới như: D.ưu 600, PC6, RVT, OM6976, QR1. Các giống lúa trước khi đưa vào sản xuất được kiểm định chặt chẽ, xử lý sâu bệnh ngay từ khâu ngâm, ủ. Đối với diện tích sản xuất áp dụng phương pháp gieo thẳng được chủ động về nguồn nước tưới, tiêu và khuyến cáo người dân thực hiện phun thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng.
Ông Nguyễn Văn Đạc, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Phong cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn xây dựng phương án sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giống, vật tư và nước tưới phục vụ sản xuất. Ngoài các mức hỗ trợ giá giống của tỉnh, huyện cũng hỗ trợ thêm 20% giá giống lúa lai BTE1, Bác ưu 903 KBL, N.ưu 89; Hỗ trợ kinh phí diệt chuột và thuốc trừ rầy cho mạ mùa... Đồng thời, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân làm vệ sinh đồng ruộng, xuống giống kịp thời, đúng kỹ thuật và khung thời vụ. Dự kiến kết thúc cấy lúa mùa trung trước ngày 15-7”.
Đối với cây màu hè, khuyến cáo nông dân trồng các loại cây chính như dưa, bầu bí, mướp, rau cải các loại... Tùy từng địa phương trồng các loại cây phù hợp với thị trường tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phấn đấu trồng đạt và vượt diện tích kế hoạch.
Dự báo sản xuất vụ mùa thường chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố thời tiết nên ngay từ đầu vụ, huyện đã cắt cử cán bộ trực tiếp phụ trách các địa phương để tư vấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống kè, kênh, mương tưới, tiêu và xây dựng phương án chống úng, lụt cho lúa mùa; khuyến cáo bà con chủ động kiểm tra đồng ruộng, nhằm xử lý kịp thời sâu bệnh hại.
Sản xuất vụ mùa là một trong hai vụ sản xuất chính trong năm. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, việc chủ động trong sản xuất ngay từ đầu vụ sẽ giúp Yên Phong thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong vụ mùa 2013.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có hơn 30 hộ dân chuyên làm công việc mua trâu, bò gầy về nuôi vỗ béo, sau đó họ bán ra thị trường và hưởng mức lãi suất 5 - 20 triệu đồng/con. Đó không đơn thuần là chăn nuôi mà điều quan trọng hơn là tư duy về sản xuất hàng hóa của bà con các dân tộc vùng cao Si Ma Cai đã hình thành và ngày càng tiến bộ.