Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra

Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra
Ngày đăng: 26/06/2015

Ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận xét, ngành cá tra đang phát triển nóng, thiếu quy hoạch và phải cạnh tranh trực tiếp với các loại cá thịt trắng khai thác từ biển đang có sản lượng gia tăng đột ngột mấy năm gần đây.

Do đó, việc Nghị định số 36 thực thi đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong cách thức quản lý theo chuỗi giá trị cho ngành cá tra; chấm dứt tình trạng thả nổi chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại; chấn chỉnh quy hoạch, cấp mã số vùng nuôi, cân đối cung- cầu sản lượng, áp dụng tiêu chuẩn nuôi theo VietGAP. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến các vấn đề chất lượng sản phẩm và thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu.

Phân tích một cách cụ thể, ông Nam cho rằng, Bộ NN&PTNT nên quy định hàm ẩm cá tra fillet không vượt quá 86% thay vì 83% như hiện nay. Ngoài ra, thay thế tỷ lệ mạ băng sản phẩm cá tra bằng quy định ghi nhãn bắt buộc trọng lượng tịnh trên bao vì. Vì quy định này sẽ tạo hành lang pháp lý bắt buộc DN nâng cao khả năng tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hơn là đối phó trước thông quan.

Đối với thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu, các DN chế biến thủy sản (nhất là DN vừa và nhỏ) cho rằng, quy định này đang gây khó khăn trong việc quản lý hồ sơ và cung cấp đầy đủ chính xác các giấy tờ liên quan khi lô hàng xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu của nhiều ao nuôi, trại nuôi khác nhau. Thêm vào đó, các mặt hàng xuất khẩu chế biến từ phụ phẩm cá tra (bột cá, dầu cá, bao tử cá…) không thể cung cấp chính xác hồ sơ nguyên liệu khi thành phẩm và phụ phẩm sang các thị trường khác nhau.

“Thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra không phải là công cụ có thể giúp kiểm soát được nguồn cung cá tra mà chỉ khiến DN tốn kém thêm nhiều chi phí và thời gian. Các DN đã nghiên cứu và hoàn toàn không thuyết phục khi việc đăng ký và khai báo này chỉ là hình thức của một thủ tục hành chính chứ không phải là một công cụ hữu hiệu đo lường về sản lượng, giá bán như tinh thần của Nghị định 36”, bà Nguyễn Thị Ánh- Giám đốc Công ty CP thủy sản Sông Tiền cho biết.

Liên quan đến quy định giá sàn cá tra, VASEP cho hay, qua thống kê sản xuất nguyên liệu cá tra thì hiện nay có tới 70% sản lượng nguyên liệu cá tra do chính các DN tự nuôi nên việc thu mua cá nguyên liệu từ nông dân chỉ chiếm số lượng nhỏ. Do đó, quy định về giá sàn thu mua nguyên liệu cá tra là không hợp lý, thậm chí còn vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Trước những bất cập nêu trên, VASEP và các DN chế biến xuất khẩu thủy sản đã đi đến thống nhất là cần thiết phải bãi bỏ thủ tục quy định về giá sàn xuất khẩu nguyên liệu cá tra. Bãi bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra qua Hiệp hội cá tra Việt Nam mà xem xét thay vào đó là cơ chế chứng nhận từ các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương theo đúng các tiếp cận về đăng ký vùng nuôi của Nghị định 36. Bởi lẽ nếu là vì mục tiêu thống kê, quản lý sản lượng thì hoàn toàn không cần tới cơ chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu bởi với các cơ chế kiểm soát như hiện nay của các cơ quan chức năng (Hải quan, Nafiquad và Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương) đã có thể thống kê tốt các mục tiêu này.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến cáo phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi Khuyến cáo phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Trong những năm gần đây, bệnh đốm trắng gây nên hiện tượng tôm chết hàng loạt tại các vùng nuôi ở nhiều địa phương, trong đó có Cà Mau. Trên địa bàn tỉnh, trong tháng 7 vừa qua bệnh cũng xuất hiện rãi rác và tăng hơn so với tháng trước. Trước tình hình đó, ngành chuyên môn đưa ra khuyến cáo phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.

19/08/2015
Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có diện tích nuôi cá tra giảm khoảng 53% Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có diện tích nuôi cá tra giảm khoảng 53%

Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ở TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) tập trung chủ yếu ở xã Tân Khánh Đông với hai loại là cá tra và cá điêu hồng. Qua thống kê của địa phương, diện tích nuôi thủy sản là trên 193ha diện tích tự nhiên, 151ha diện tích mặt nước.

19/08/2015
Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia

Sáu tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 252,9 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm. Đồng yên mất giá so với USD cũng làm giảm NK tôm vào Nhật Bản.

19/08/2015
Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt

Mặc dù sản phẩm thủy sản Việt Nam được thị trường các nước đón nhận, đánh giá cao. Song theo giới chuyên môn, ngành thủy sản cần đổi mới phương thức đánh bắt và nuôi trồng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng. Đặc biệt, những quy chuẩn mà thị trường các nước đưa ra…

19/08/2015
Mô hình vỗ béo bò thịt ở xã Nhơn Hội cho lợi nhuận cao Mô hình vỗ béo bò thịt ở xã Nhơn Hội cho lợi nhuận cao

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt” năm 2015 tại xã Nhơn Hội. Có 5 hộ tham gia mô hình, mỗi hộ nuôi vỗ béo 1 con bò. Các hộ được tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò được Nhà nước hỗ trợ 100% giống cỏ Mulato - tương ứng hỗ trợ 300kg cỏ giống/hộ và 30% vật tư gồm thức ăn tinh, thuốc thú y...

19/08/2015