Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra

Ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận xét, ngành cá tra đang phát triển nóng, thiếu quy hoạch và phải cạnh tranh trực tiếp với các loại cá thịt trắng khai thác từ biển đang có sản lượng gia tăng đột ngột mấy năm gần đây.
Do đó, việc Nghị định số 36 thực thi đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong cách thức quản lý theo chuỗi giá trị cho ngành cá tra; chấm dứt tình trạng thả nổi chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại; chấn chỉnh quy hoạch, cấp mã số vùng nuôi, cân đối cung- cầu sản lượng, áp dụng tiêu chuẩn nuôi theo VietGAP. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến các vấn đề chất lượng sản phẩm và thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu.
Phân tích một cách cụ thể, ông Nam cho rằng, Bộ NN&PTNT nên quy định hàm ẩm cá tra fillet không vượt quá 86% thay vì 83% như hiện nay. Ngoài ra, thay thế tỷ lệ mạ băng sản phẩm cá tra bằng quy định ghi nhãn bắt buộc trọng lượng tịnh trên bao vì. Vì quy định này sẽ tạo hành lang pháp lý bắt buộc DN nâng cao khả năng tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hơn là đối phó trước thông quan.
Đối với thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu, các DN chế biến thủy sản (nhất là DN vừa và nhỏ) cho rằng, quy định này đang gây khó khăn trong việc quản lý hồ sơ và cung cấp đầy đủ chính xác các giấy tờ liên quan khi lô hàng xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu của nhiều ao nuôi, trại nuôi khác nhau. Thêm vào đó, các mặt hàng xuất khẩu chế biến từ phụ phẩm cá tra (bột cá, dầu cá, bao tử cá…) không thể cung cấp chính xác hồ sơ nguyên liệu khi thành phẩm và phụ phẩm sang các thị trường khác nhau.
“Thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra không phải là công cụ có thể giúp kiểm soát được nguồn cung cá tra mà chỉ khiến DN tốn kém thêm nhiều chi phí và thời gian. Các DN đã nghiên cứu và hoàn toàn không thuyết phục khi việc đăng ký và khai báo này chỉ là hình thức của một thủ tục hành chính chứ không phải là một công cụ hữu hiệu đo lường về sản lượng, giá bán như tinh thần của Nghị định 36”, bà Nguyễn Thị Ánh- Giám đốc Công ty CP thủy sản Sông Tiền cho biết.
Liên quan đến quy định giá sàn cá tra, VASEP cho hay, qua thống kê sản xuất nguyên liệu cá tra thì hiện nay có tới 70% sản lượng nguyên liệu cá tra do chính các DN tự nuôi nên việc thu mua cá nguyên liệu từ nông dân chỉ chiếm số lượng nhỏ. Do đó, quy định về giá sàn thu mua nguyên liệu cá tra là không hợp lý, thậm chí còn vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Trước những bất cập nêu trên, VASEP và các DN chế biến xuất khẩu thủy sản đã đi đến thống nhất là cần thiết phải bãi bỏ thủ tục quy định về giá sàn xuất khẩu nguyên liệu cá tra. Bãi bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra qua Hiệp hội cá tra Việt Nam mà xem xét thay vào đó là cơ chế chứng nhận từ các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương theo đúng các tiếp cận về đăng ký vùng nuôi của Nghị định 36. Bởi lẽ nếu là vì mục tiêu thống kê, quản lý sản lượng thì hoàn toàn không cần tới cơ chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu bởi với các cơ chế kiểm soát như hiện nay của các cơ quan chức năng (Hải quan, Nafiquad và Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương) đã có thể thống kê tốt các mục tiêu này.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây nhiễm sang người…

UBND tỉnh vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung xã Tam Tiến, huyện Núi Thành. Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích đất tạm thời là 5ha, còn diện tích đất sử dụng vĩnh viễn là 40ha với tổng mức đầu tư gần 42,8 tỷ đồng.

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

Gần 10 năm nay, hơn 120ha lúa ở xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh luôn rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Làm nông không đạt, nhiều gia đình phải tha phương kiếm sống. Những người già, trẻ em còn bám trụ lại vẫn nhọc nhằn với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước quanh năm.

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.