Nhật sẽ mở cửa cho xoài, thanh long và vải tươi của Việt Nam?

Tại “Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho hay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng và tiến tới hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, một lĩnh vực hết sức quan trọng đóng góp trên 20% GDP hàng năm và giải quyết công ăn việc làm cho trên 70% dân số.
Theo đó, hai bên đã tăng cường thúc đẩy thương mại hàng nông lâm thủy sản; đặc biệt Việt Nam đã tạo điều kiện và mở cửa một số mặt hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm từ Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng thời, Bộ trưởng Phát cũng đề nghị Nhật Bản xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng như liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất giống, chế biến nông lâm thủy sản, bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch...
Hai bên sẽ thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp, quan tâm hợp tác nâng cao chuỗi giá trị nông sản thực phẩm từ khâu sản xuất đến thu hoạch và phân phối sản phẩm, khảo sát, nghiên cứu mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và thúc đẩy thương mại.
Cũng tại buổi đối thoại, ông Hayashi Yoshimasa - Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, đề nghị phía Việt Nam mở cửa với trái táo Nhật Bản vào tháng 9 tới. Đồng thời yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.
Hai bên đều cho rằng, hợp tác nông nghiệp giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng và triển vọng tốt đẹp, hứa hẹn mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước. Đây cũng là lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai Nhà nước, hai Chính phủ hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao.
Có thể bạn quan tâm

Trái thanh long vào thị trường này cần được tiến hành các biện pháp kiểm dịch thực vật trước khi xuất và phải được NPPO xác nhận

Mấy ngày gần đây, chanh tươi được thương lái đến tận vườn thu mua với giá 16.000 - 18.000 đồng/kg, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá thu mua hiện nay, lợi nhuận từ trồng chanh là khá cao, nên nhà vườn rất phấn khởi.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 4 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tiêu đạt 75.514 tấn, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch đạt 519 triệu USD, tăng 46,3%. Giá tiêu đen đạt 6.596 USD/tấn, giá tiêu trắng ở mức 9.606 USD/tấn, tăng 7,94%. Đây là mức giá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của ngành hàng hồ tiêu.

Chiếc máy cày tay cải tiến- sáng tạo mới của ông Chu Văn Quỳnh ở thôn Rèm, xã Giáo Liêm (Sơn Động, Bắc Giang) đã từng được nhận giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ V.

Hiện Bến Tre có hơn 56.000ha vườn dừa, trong đó có nhiều diện tích dừa có điều kiện tự nhiên tương tự như vùng dừa xen cây có múi ở Giồng Trôm, nên có khả năng mở rộng mô hình trồng xen tương tự. Tuy nhiên, việc trồng cây có múi chỉ mang lại hiệu quả mong muốn khi có sự đầu tư, quan tâm đúng mức, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng giống, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.