Nhật rót hơn 3 triệu USD trồng lúa chất lượng cao tại Việt Nam

Theo Nikkei Asian Review, tập đoàn Kitoku Shinryo chuyên kinh doanh lúa gạo của Nhật Bản sẽ sản xuất nhiều giống lúa Nhật tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2016, nhằm đón đầu nhu cầu ngày một gia tăng về gạo ngon.
Dự kiến, Kitoku Shinryo sẽ mua lại 80% cổ phần trong một công ty chuyên kinh doanh lúa gạo có trụ sở tại Hà Nội và thành lập 1 công ty mới vào đầu năm tới.
Theo đó, tập đoàn này sẽ đưa vào thị trường Việt Nam các thiết bị đánh bóng và làm khô gạo của Nhật.
Kitoku Shinryo dự tính sẽ đầu tư khoảng 400 triệu yên (tương đương 3,36 triệu USD) vào dự án này.
Trong khi đó, công ty con tại Việt Nam sẽ tìm kiếm các cánh đồng tại miền Bắc thích hợp để trồng giống lúa chất lượng cao.
Sau đó sẽ tiến hành trồng các giống lúa của Nhật Bản là Koshihikari và Akitakomachi.
Về đầu ra, Kitoku Shinryo sẽ bán gạo cho các chuỗi nhà hàng Nhật tại Việt Nam, đồng thời xuất khẩu sang các nhà hàng Nhật khác ở Singapore và Hồng Kông.
Tập đoàn này cũng sẽ bán gạo cho các cửa hàng tiện lợi vì loại hình bán lẻ này được kỳ vọng sẽ gia tăng nhanh chóng khi các thỏa thuận TPP có hiệu lực.
Được biết, trước đó tập đoàn Kitoku Shinryo đã thành lập 1 công ty liên doanh ở miền Nam chuyên sản xuất giống lúa Japonica của Nhật và xuất khẩu sang các nước châu Đông Nam Á khác.
Dự kiến doanh thu năm nay của công ty này đạt khoảng 10.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Trong suốt thời gian sinh trưởng, những ruộng lúa ST20 ở hai huyện Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) luôn xanh tốt, ít sâu bệnh hại khiến nông dân thêm tự tin vào một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, đến giai đoạn vào chắc, tại một số diện tích xuống giống sớm, nông dân mới phát hiện ra ruộng mình bị thất thu do tình trạng lép hạt.

Năm 2013, giá bán thanh long liên tục tăng cao, từ mức 10.000 đồng/kg trở lên. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các nhà vườn đã được nâng lên đáng kể. Cũng chính từ lý do này, người dân phát triển diện tích cây thanh long một cách tự phát, tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về loại cây trồng này.

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.

Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho biết, từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con phát triển sản xuất...

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng rà soát lại các hợp đồng đã ký kết để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng VietGAP trên địa bàn thành phố.